23/02/2021

VÌ SAO PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIM MẠCH TĂNG LÊN KHI VÀO TUỔI MÃN KINH                                                                                       

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ trên thế giới hiện nay. Việc xem xét mức độ nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ dưới góc độ liên quan đến giai đoạn mãn kinh của giới phụ nữ, khám phá mối liên hệ giữa mãn kinh và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và đưa ra các khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm này ở phụ nữ khi vào tuổi mãn kinh.

VÌ SAO PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIM MẠCH TĂNG LÊN KHI VÀO TUỔI MÃN KINH

                            

1/ CHOLESTEROL THỦ PHẠM GÂY RA CÁC BỆNH TIM MẠCH

Xơ vữa thành động mạch là sự cản trở lưu thông mạch máu hay động mạch bởi một mảng chất béo gọi là lớp xơ vữa. Cholesterol được vận chuyển từ máu và chính nó vận chuyển các Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL hay Cholesterol xấu), chất này rất nhạy cảm với sự oxy hóa. Khi bị oxy hóa, các LDL sẽ trở thành các chất độc gây ra tổn thương thành mạch máu và sau đó kết hợp với bạch cầu tạo thành các mảng chất béo trong thành mạch máu, rồi dày lên tạo thành các lớp xơ vữa, phát triển theo thời gian bên trong thành mạch máu bị hẹp lại, máu vận chuyển khó khăn. Sau một cơn gắng sức, tim mệt nhanh hơn vì không đủ oxy, dẫn đến cơn đau thắt ngực (angina pectoris). Hơn nữa, máu lưu thông chậm, nguy cơ tạo thành cục máu đông ngăn cản máu lưu thông đến tim, một vùng tim không được máu nuôi dưỡng sẽ hoại tử, dẫn đến đột quỵ hay vỡ cơ tim. (1*)  

 

2/ ESTROGEN NỘI TIẾT TỐ SINH DỤC NỮ ĐƯỢC CHO LÀ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG BẢO VỆ TIM MẠCH Ở PHỤ NỮ

VÌ SAO PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIM MẠCH TĂNG LÊN KHI VÀO TUỔI MÃN KINH


 

Giả thuyết này dựa trên những luận cứ dịch tễ học và những thực nghiệm khoa học. Từ những con số thống kê điều tra dịch tễ học về bệnh tim mạch và các yếu tố liên quan về giới tính, người ta thấy rằng phụ nữ trước khi mãn kinh là những đối tượng ít bị bệnh tim mạch so với nam giới nhưng sự khác biệt này dần mất đi sau mãn kinh !

Các thử nghiệm khoa học đã chứng minh cho giả thuyết này: năm 2010 giáo sư Jean-François Arnal và nhóm nghiên cứu "Estrogen và xơ vữa thành mạch máu" của l’INSERM (Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và y tế), cùng các các bác sĩ nội trú đại học Toulouse đã nghiên cứu sự phát triển của bệnh xơ vữa thành mạch máu ở động vật, đặc biệt ở chuột, trước hết họ gây ra bệnh Cholesterol máu caoxơ vữa thành mạch máu ở chuột, sau đó đã chữa trị bằng Estrogen để ngăn ngừa sự phát triển mảng xơ vữa mạch máu và qua đó đã làm sáng tỏ cơ chế của sự bảo vệ này, đó là các thụ thể alpha của estrogen có mặt ở nội mô  (endothelium) lớp tế bào xen giữa hệ thống lưu thông máu và thành mạch máu, là yếu tố căn bản qua đó estrogen tác động bảo vệ  mạch máu. (2*)  

                  

3/ CẤU TRÚC HÓA HỌC GIỐNG NHAU CỦA ESTROGEN VÀ CHOLESTEROL

 

Về mặt cấu trúc hóa học, Estrogen và Cholesterol có cùng khung steroid, chỉ khác nhau ở nhánh bên. Sự giống nhau về cấu trúc hóa học này giải thích tính chất cạnh tranh sinh học trong cơ thể của ESTROGEN và CHOLESTEROL, lý giải vai trò của ESTROGEN đối với  bệnh tim mạch ở phụ nữ trước và sau mãn kinh.                                                  

KẾT LUẬN 

ESTROGEN, kích thích tố sinh dục nữ có tác dụng bảo vệ tim mạch phụ nữ trước mãn kinh. Đến thời kỳ sau mãn kinh cơ thể phụ nữ không còn tiết Estrogen nữa và đây là một nguyên nhân liên quan mãn kinh gây ra bệnh tim mạch đối với phụ nữ ở tuổi sau mãn kinh

Do đó để ngăn ngừa bệnh tim mạch đối với phụ nữ sau mãn kinh, ngoài duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa thuốc lá và bia rượu, giải pháp tốt nhất là thông qua chế độ ăn uống đưa vào cơ thể các PHYTOSTEROL THỰC VẬT có tác dụng BẢO VỆ VÀ NGĂN NGỪA CÁC BỆNH TIM MẠCH, các hợp chất thiên nhiên này có nhiều trong trái cây, rau, đậu, ngũ cốc và các loại hạt, hoặc thông dụng hiện nay là hợp chất OPCs (Oligomeric Proanthocyanidin) cũng là một POLYPHENOL THỰC VẬT, HOẠT CHẤT CHÍNH TRONG CÁC THỰC PHẨM BỔ SUNG CÓ DỊCH CHIẾT TRÁI BERRY & HẠT NHO.

 

Austrapharm VN 

 

Nguồn tham khảo : Le raisin  et ses applications therapeutiques 

(1*) page 67 Le raisin  et ses applications therapeutiques

(2*) page 70 Le raisin  et ses applications therapeutiques

 

Bài viết liên quan