Hiện nay, tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch có xu hướng ngày càng tăng nhanh và xuất hiện sớm hơn ở lứa tuổi trưởng thành. Mặc dù vẫn có mốt số trường hợp là do di truyền nhưng chủ yếu là do việc ăn uống với thực phẩm chứ nhiều cholesterol là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

1. Cơ chế hoạt động của cholesterol trong máu

- Cholsterol được tạo ra từ đâu?

Trong các tế bào của cơ thể, cholesterol đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thực hiện quá trình sinh hóa cho cơ thể. Cholesterol được tạo ra từ hai nguồn là:

  • Nguồn nội sinh (75%): Cholesterol được tạo ra từ gan và các tế bào trong cơ thể tiết ra. Đây là lượng cholesterol tự nhiên của cơ thể tiết ra giúp để thực hiện quá trình trao đổi chất cho cơ thể.
  • Nguồn ngoại sinh (25%): Cholesterol còn được dung nạp vào từ khẩu phần ăn hàng ngày trong nhiều thực phẩm khác nhau. Nếu lượng cholesterol được nạp vào cơ thể quá cao sẽ ra rối loạn chuyển hóa các chất và gây ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

- Phân loại Cholesterol:

Cholesterol không thể hòa tan được trong máu, nên chúng được vận chuyển trong máu đến và đi khỏi các tế bào nhờ gắn với các lipoprotein gồm 2 loại là:

  • LDL (Lipoprotein tỉ trọng thấp – gọi là cholesterol xấu).

LDL tích tụ và tạo thành các mảng bám trên thành mạch máu. Khi các mảng bám này tích tụ nhiều và trở nên dầy hơn sẽ khiến cho việc lưu thông máu sẽ bị cản trở gây xơ vữa động mạch, động mạch mất đi tính đàn hồi, làm hẹp, tắt nghẽn mạch máu, hình thành cục máu đông. Đây là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, gây đột quỵ.

  • HDL (Lipoprotein tỉ trọng cao - hay gọi là cholesterol “tốt”):

HDL giúp loại bỏ LDL (Cholesterol xấu) khỏi thành mạch và vận chuyển trở về gan để xử lý, đào thải ra cơ thể bằng đường tiêu hóa. Vì thế, giảm cholesterol xấu sẽ góp phần làm giảm các tác động xấu về các bệnh tim mạch.

2. Tại sao FDA khuyên dùng Phytosterol để giảm Cholesterol?

- Vì Cholesterol cao sẽ gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm:

Bước vào giai đoạn trung niên, cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do sự suy giảm cấu trúc, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, nhiều người thường mắc các bệnh tim mạch và đây là căn bệnh chiếm tỉ lệ khá cao so với các bệnh khác trên toàn thế giới. Ở người cao tuổi, mạch máu trở nên kém đàn hồi, chức năng và sự phối hợp của các bộ phận trong cơ thể kém khiến cho tim phải hoạt động nhiều dẫn đến các bệnh như: tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nặng hơn là bệnh nhồi máu cơ tím, các chứng tai biến mạch máu não, mạch vành, đột quỵ...

Do đó, chúng ta cần có một lối sống khoa học bao gồm dinh dưỡng hợp lý và vận động đều đặn để mình có thể phòng tránh tối đa các nguy cơ gây bệnh và luôn sống vui, sống khỏe.

- Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, Phytosterol có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu (LDL):

Theo nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, Phytosterol được xem là chất có khả năng ngăn chặn cholesterol xấu (LDL) và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Phytosterol là hợp chất có trong thực vật với cấu trúc hóa học giống với cholesterol động vật nhưng mạch nhánh của chúng khác với cholesterol. Vì vậy, phytosterol có trong thực vật cũng thực hiện những chức năng tương tự cholesterol động vật và có thể cạnh tranh với sự hấp thu cholesterol ở ruột, gia tăng lượng cholesterol đào thải qua phân và từ đó làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. 

- Giúp tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước:

Ngoài ra, căn cứ vào những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy, Phytosterol giúp ngăn chặn tình trạng thừa cân, béo phì, các bên tim mạch, đồng thời giúp giảm chi phí rất nhiều cho ngân sách Nhà nước trong việc điều trị các bên liên quan đến tim mạch nên FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã khuyến khích sử dụng rộng rãi Phytosterol để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Đây được xem là căn bệnh phổ biến nhất đối với Mỹ và nhiều nước Châu Âu khi mỗi ngày họ tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột từ các loại thức ăn nhanh.

Cũng tại hội thảo “Sử dụng chất béo trong bữa ăn” tại Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM vừa qua cho biết: "Các cơ quan quản lý sức khỏe châu Âu và FDA Mỹ đã cho phép sử dụng Phytosterols để giảm hấp thu Cholesterol trong các bữa ăn hằng ngày. Phytosterols là những hợp chất thiên nhiên được chiết xuất từ một số loại dầu ăn thực vật nên không có tác dụng phụ.”

Liều dùng để phát huy tác dụng:

Mỗi ngày, nếu bạn tiêu thụ thực phẩm chứa từ 1 - 3 gram phytosterol thì có thể giảm đáng kể lượng cholesterol (LDL) xấu trong máu (khoảng 5-15%).

FDA cũng khuyến cáo chế độ ăn bảo vệ tim mạch cần lượng sterol và stanol thực vật đảm bảo mỗi ngày là 2 gram/ngày là cần thiết để thực hiện yêu cầu bồi dưỡng sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Hiện nay, hợp chất này cũng đã được Công ty liên doanh dược phẩm Me - Auspharm VN sản xuất trong viên nang mềm tiện sử dụng, có chứa 450 mg sterol/ stanol thực vật (dạng ester) giúp bổ sung đầy đủ lượng phytosterol cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của bạn. Đây là thực phẩm chức năng giúp giảm mỡ, giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong các mô theo tiêu chuẩn của FDA. Từ đây, bạn có thể an tâm sử dụng Phytosterol để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Mai Hoa

Bài viết liên quan