CHOLESTEROL THỦ PHẠM GÂY XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀ CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TIM MẠCH
Cholesterol là một chất tương tự như chất béo. Nó có nhiều chức năng trong cơ thể như là yếu tố cấu tạo nên thành tế bào hoặc là chất bắt đầu sản xuất các nội tiết tố khác nhau. Ngoài ra, nó còn tham gia hình thành các axit mật có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Ở các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu, nhiều người có mức cholesterol máu cao hơn chuẩn 4 mmol/lít, điều này là do lối sống hiện đại, sử dụng các thực phẩm mất cân bằng, hoạt động thể chất không đủ, thừa cân, v.v. do vậy các bệnh tim mạch thường xuyên xuất hiện ở các nước công nghiệp phát triển.
CHOLESTEROL XẤU VÀ TỐT
Cholesterol không hòa tan trong máu, đó là lý do tại sao để vận chuyển trong mạch máu, chúng phải liên kết với protein. Điều này dẫn đến phức hợp chất béo-protein được gọi là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein khác nhau ảnh hưởng đến nguy cơ xơ vữa động mạch theo nhiều cách khác nhau.
Lipoprotein mật độ thấp "Low Density Lipoprotein" (LDL) là một trong các lipoprotein chính. Chúng thúc đẩy sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch, đó là lý do tại sao chúng còn được gọi là cholesterol "xấu". LDL chủ yếu chứa cholesterol mà các tế bào cơ thể của chúng ta sử dụng để tạo thành tế bào và nội tiết tố. LDL bị phá vỡ trong các tế bào gan. Nếu lối vào của LDL trong gan bị rối loạn, mức LDL trong máu tăng. Lượng LDL cholesterol dư thừa, không bị phá hủy, sẽ lắng đọng trong thành động mạch (mạch máu), dấu hiệu sinh ra bệnh xơ vữa động mạch. Do đó mức LDL cholesterol quá cao có hại cho tim và mạch máu.
Lipoprotein mật độ cao "High Density Lipoproteins" (HDL) có đặc tính chống lại chứng xơ vữa động mạch, nên chúng còn được gọi là cholesterol "tốt". Thật vậy, HDL phục hồi lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, đặc biệt là chất lắng đọng trong thành động mạch và đưa nó đến gan, nơi nó sẽ được phân hủy và loại bỏ cùng với mật. Do đó, tỉ lệ cholesterol HDL thấp có hại cho tim mạch và mạch máu.
CHOLESTEROL MÁU CAO LÀ THỦ PHẠM GÂY XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Xơ vữa động mạch gây hẹp hoặc thậm chí tắc nghẽn động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Quá trình này, thường được gọi là "vôi hóa động mạch", bắt đầu bằng sự lắng đọng của cholesterol LDL ở bên trong của động mạch (các vệt mỡ). Đại thực bào tự nhồi nhét cholesterol, phồng lên và trông giống như chứa đầy bọt (tế bào bọt), thêm vào đó cơ trơn và các tế bào mô liên kết với sợi xung quanh các chất béo này dần dần hình thành loại "miếng đệm" (mảng xơ vữa) nhô ra, theo thời gian càng dày thêm, làm hẹp bên trong thành mạch máu, gây cản trở máu lưu thông. Sẽ nguy hiểm khi một trong những lớp này bị vỡ. Một cục máu (huyết khối) hình thành nhanh chóng và làm tắc nghẽn động mạch. Nếu điều này xảy ra ở động mạch vành gây bệnh nhồi máu cơ tim, do khi đó cơ tim không còn được cung cấp đủ máu trong vùng tương ứng. Nếu huyết khối hình thành trong động mạch nuôi não thì bệnh gây ra là đột quỵ, bởi vì một phần não đột ngột bị thiếu nguồn cung cấp máu. Khi động mạch của chân bị tắc nghẽn, chi có nguy cơ hoại tử. Tình trạng này sẽ đặc biệt nghiêm trọng nếu mức LDL cholesterol xấu quá cao và HDL cholesterol quá thấp.
Tăng lipid máu không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất để phát triển bệnh xơ vữa động mạch, người ta thấy còn một loạt các yếu tố khác như: hút thuốc lá, thiếu vận động, tiểu đường, stress, thừa cân,.. Nguy cơ xơ vữa động mạch tăng lên cùng với số lượng các yếu tố nguy cơ trên hiện diện. Chúng ta chỉ có thể thực sự làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế tác động của các yếu tố nguy cơ càng nhiều càng tốt hoặc tốt hơn là loại bỏ chúng.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
Xơ vữa động mạch và các biến chứng lâm sàng của nó, chẳng hạn như huyết khối động mạch, thiếu máu cục bộ và nhồi máu cơ tim, thiếu máu não và các cơ quan khác, tiếp tục chiếm phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở những người trưởng thành ở các nước công nghiệp hóa. Một số biến chứng:
-
Huyết áp máu cao
-
Thiếu máu cục bộ (giảm oxy của các mô do máu động mạch khó lưu thông bởi các mảng xơ vữa động mạch): tình trạng thiếu máu cục bộ này có thể ảnh hưởng đến các mô ở bất cứ đâu trong cơ thể, trong động mạch, kể cả ở cấp độ động mạch vành (cung cấp cho tim, do đó gây ra đau thắt ngực và nguy cơ nhồi máu) hoặc não (gây đột quỵ do huyết khối). Bệnh nhân gặp các triệu chứng khác nhau trong trường hợp thiếu máu cục bộ, đặc biệt là trong hoặc sau khi gắng sức, do nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên nhưng không được đáp ứng vì các mảng xơ vữa cản trở sự lưu thông của máu động mạch . Các triệu chứng này khác nhau tùy thuộc vào việc chúng có ảnh hưởng đến tim hay không (khó thở, đau ngực và các triệu chứng khác như cơn đau tim).
-
Đau một chỗ cố định
-
Thiếu oxy: thiếu oxy gây xanh xao, mệt mỏi, khó thở.
-
Thuyên tắc động mạch: huyết khối đã hình thành trong động mạch, máu không còn lưu thông
-
Hoại tử mô: Do thiếu oxy, các mô bị ảnh hưởng bởi mảng xơ vữa quá nhiều sẽ chết. Nó có thể ngăn cản hoạt động của một cơ quan, chẳng hạn như tim.
-
Nguy cơ tai nạn tim mạch: Vỡ cơ tim (IDM) và Tai biến mạch máu não có 2 loại : Đột quỵ do xuất huyết có thể xảy ra trong xơ vữa động mạch do vỡ phình mạch, thường không được chú ý và chảy máu gây tử vong. Đột quỵ huyết khối xảy ra khi mảng xơ vữa làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch
Các biến chứng này càng dễ xảy ra nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Nhìn chung để phòng tránh chúng ta phải tập trung vào một lối sống lành mạnh: không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ăn nhiều trái cây và rau xanh, ít ăn thịt và chất béo, vận động thể lực điều độ, sống thư giãn tránh căng thẳng, thường xuyên theo dõi chỉ số cholesterol máu để kịp thời điều trị.
Austrapharm VN
Tài liệu tham khảo : L'HYPERLIPIDÉMIE (CHOLESTÉROL ET TRIGLYCÉRIDES)
https://www.passeportsante.net/fr/Maux/Problemes/Fiche.aspx?doc=hypercholesterolemie_pm
Bài viết liên quan