Béo phì hiện nay đã trở thành một vấn đề sức khỏe lớn, có phải chăng gần như  đang  biến thành một dạng dịch bệnh trên toàn thế giới ? Ở mọi quốc gia trên thế giới, tỷ lệ béo phì đang tăng liên tục và do đó, tỷ lệ mắc bệnh liên quan, tử vong và cả chi phí y tế và kinh tế dự kiến sẽ tăng. Điều đặc biệt đáng báo động là trong những năm gần đây, sự gia tăng rõ rệt nhất ở trẻ em và điều đó xảy ra cả ở các nước đang phát triển. Phần lớn các biến chứng này có liên quan đến tình trạng nhiều bệnh đồng mắc bao gồm động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, rối loạn hô hấp và rối loạn lipid máu. Béo phì làm tăng nguy cơ tim mạch thông qua các yếu tố rủi ro như tăng triglyceride huyết tương lúc đói, cholesterol LDL cao, cholesterol HDL thấp, tăng nồng độ glucose máu, mức insulin và huyết áp cao. Nguy cơ chuyển hóa các yếu tố liên quan đến béo phì là sự hiện diện của cấu trúc LDL dày đặc nhỏ, sau bữa ăn tăng lipid máu với sự tích tụ của mãng xơ vữa và gan sản xuất thừa apoB (apolipoprotein B) chứa lipoprotein. Tất cả những bất thường lipid này là đặc điểm điển hình của hội chứng chuyển hóa và có thể liên quan đến một yếu tố  tiền viêm mà một phần có thể bắt nguồn từ chính mô mỡ và ảnh hưởng trực tiếp đến lớp nội mạc. Sự liên kết quan trọng giữa béo phì, hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu, dường như là sự phát triển kháng insulin ở các mô ngoại biên dẫn đến tăng các axit béo ở gan từ các nguồn thực phẩm.

                           RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ BỆNH BÉO PHÌ

Sinh lý bệnh của rối loạn lipid máu điển hình quan sát thấy ở bệnh béo phì là đa yếu tố và bao gồm sản xuất quá mức VLDL (lipoprotein tỉ trọng rất thấp)  ở gan, giảm tuần hoàn máu lipid trung tính và khóa axit béo tự do  ngoại biên bị suy yếu, tăng  axit béo tự do  từ tế bào mỡ đến gan và các mô khác và sự hình thành của LDL dày đặc nhỏ. Điều trị  nhằm mục đích giảm cân bằng cách tăng cường tập thể dục và cải thiện thói quen ăn kiêng với việc giảm tổng lượng calo và giảm lượng axit béo bão hòa hoặc thay thế bằng axit béo đơn hay đa không bảo hòa , tăng tiêu thụ Sterol thực vật và chất xơ, nhất là cai thuốc lá. Điều trị nội khoa bắt đầu nếu thay đổi lối sống là không đủ. Statin là thuốc hạ lipid chính có hiệu quả giảm mức độ LDL và dư thừa cholesterol. Hơn nữa, việc bổ sung các fibrate có thể xem xét trong trường hợp rối loạn lipid máu  ở những đối tượng bị đái tháo đường, tăng Triglycerid  và giảm  HDL-C. Nồng độ apoB và/ hoặc không HDL-C phản ánh gánh nặng lipid xơ vữa là nguyên nhân chính  hơn là chỉ một mình do LDL-C gây ra béo phì và nên được sử dụng làm mục tiêu điều trị. Mặc dù nghi ngờ có tăng lên về tầm quan trọng của  hội chứng chuyển hóa liên quan đến các biến chứng tim mạch, điều này sẽ thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu tìm kiếm các yếu tố rủi ro khác trong nhóm hội chứng chuyển hóa liên quan đến bệnh béo phì.                      

Tài liệu tham khảo: DYSLIPIDEMIA IN OBESITY MECHANISMS AND POTENTIAL TARGETS https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23584084

Bài viết liên quan