Một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra bệnh tim mạch chính là do cholesterol cao, bao gồm một hoặc nhiều các rối loạn sau: cholesterol toàn phần cao, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt) máu.

Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đều khuyến nghị sử dụng Phytosterol bổ sung trong thực phẩm hàng ngày để giảm cholesterol và nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Cholesterol cao và nguy cơ tim mạch

1.Cholesterol toàn phần là gì? HDL-cholesterol, LDL-cholesterol là gì?

Cholesterol toàn phần là tổng lượng chất béo trong máu, bao gồm; LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Cholesterol được cung cấp từ hai nguồn: do cơ thể tự tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng  lượng cholestrol trong máu, còn lại từ nguồn thức ăn.

  • HDL-cholesterol còn được gọi là cholesterol “tốt’. Vì HDL-cholesterol có nhiệm vụ thu dọn, chuyên chở cholesterol dư thừa không cần thiết trở về gan để biến đổi thành acid mật và bài tiết theo mật ra khỏi cơ thể. Như vậy, HDL-cholesterol làm giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch… Do đó HDL còn được gọi là “bạn tốt bảo vệ tim”
  • LDL-cholesterol còn được gọi là cholesterol “xấu”. Vì LDL- cholesterol có vai trò chuyên chở cholesterol từ gan đi khắp cơ thể, nên nếu các tế bào của cơ thể không thu nhận được hết, cholesterol thừa lưu thông trong máu sẽ tích tụ và tạo thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch.

Cholesterol cao và nguy cơ tim mạch

HDL loại bỏ cholesterol thừa trong máu, LDL tích tụ cholesterol tạo mảng xơ vữa

2.Tại sao khi cholesterol cao lại dẫn đến bệnh tim mạch?

 Khi cholesterol cao, chất béo thừa trong máu (mỡ trong máu) sẽ bám trên thành động mạch, hình thành nên mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa được hình thành dần dần gây hẹp mạch máu khiến máu và oxy (oxy trong máu) lưu thông khó khăn. Vì thế tim phải tăng sức co bóp để tống máu đi, do phải làm việc ở cường độ cao lâu ngày dẫn đến dày thất trái, xơ cứng cơ tim và cuối cùng đưa đến bệnh tim mạch nguy hiểm nhất là suy tim. Khi mạch máu bị hẹp còn làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu dẫn đến bệnh cao huyết áp.

Trường hợp nặng hơn, mảng xơ vữa có thể gây tắc mạch máu hoặc vỡ ra đột ngột gây tắc cấp tính mạch máu dẫn đến những bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não với triệu chứng ban đầu chỉ là những cơn đau thắt ngực.

Cholesterol cao và nguy cơ tim mạch

3.Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bệnh tim mạch

  •  Chế độ ăn uống: Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch và thực phẩm tốt cho gan như: táo, nho, trà xanh, các loại rau lá màu xanh, các loại cá chứa omega 3( cá hồi, cá thu, cá trích..). Tránh các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: gan động vật, lòng đỏ trứng, tôm, thức ăn nhanh, bơ…

Cholesterol cao và nguy cơ tim mạch

Thực phẩm tốt cho tim 

  •  Béo phì và thừa cân: Việc thừa cân và béo phì sẽ góp phần gia tăng mỡ trong máu.
  • Nghiện thuốc lá: Hút thuốc lá có thể trực tiếp làm giảm cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol) trong máu. Người hút thuốc lá có mức HDL-cholesterol giảm thấp hơn những người không hút thuốc đến 4mg/dl. Hút thuốc lá làm tăng cholesterol total, triglyceride và LDL- cholesterol.
  • Vận động thể chất: Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu.

4. Phòng ngừa bệnh tim mạch, lựa chọn nào để có hiệu quả cao?

    Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol và triglycerid. Có thể thấy việc kiểm soát cholesterol là rất quan trọng trong phòng ngừa bệnh tim mạch.

    Bên cạnh việc thay đổi một số thói quen, tập thể dục thường xuyên, chúng ta có thể dùng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe  có nguồn gốc từ thiên nhiên. Phytosterol và  Omega-3 đều là những hợp chất tự nhiên tốt cho sức khỏe.

    Phytosterol được Cục quản lý thực phẩm, dược phẩm Mỹ – FDA và cơ quan quản lý sức khỏe Châu Âu –  EFSA công nhận về hiệu quả giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch. Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) đã công bố một nghiên cứu “Phytosterol hỗ trợ cho điều trị tăng cholesterol máu và phòng ngừa bệnh thiếu máu tim cục bộ” với kết luận rằng: Việc sử dụng 2g hợp chất thiên nhiên Phytosterol mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng LDL trong máu, hỗ trợ điều trị tăng cholesterol máu và phòng ngừa bệnh tim mạch.

    Phytosterol giúp giảm cholesterol “xấu”(LDL-cholesterol) và cholesterol total nhưng không làm tăng được lượng cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol). Trong khi đó, acid béo Omega-3 lại có hiệu quả làm giảm lượng triglycerid và tăng tổng hợp HDL-cholesterol.

     Như vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất cho việc giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch chúng ta nên dùng phối hợp Phytosterol và Omega-3 giúp kiểm soát tốt các chỉ số lipid máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguồn tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cholesterol

http://suckhoetunhien.com/wp-content/uploads/2016/07/NC6.pdf

http://suckhoetunhien.com/wp-content/uploads/2016/07/Plant-sterol_FDA_21CFR101.83.pdf

http://suckhoetunhien.com/wp-content/uploads/2016/07/Scientific-opinion_EFSA.pdf

Bài viết liên quan