BỔ SUNG OPCs GIÚP CẢI THIỆN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ NHỎ
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em liên quan đến những rối loạn thần kinh ở trẻ. Nhận biết sớm những biểu hiện của trẻ gặp phải tình trạng này để điều trị kịp thời là một trong những vấn đề cần được quan tâm của các bậc phụ huynh.
1. Hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) là gì?
Hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn về thần kinh với những biểu hiện như: Không tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng cảm xúc thường gặp ở trẻ em.
ADHD không phải là bệnh, nó chỉ là một tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, ADHD sẽ gây ảnh hưởng cuộc sống của những bệnh nhân khi mắc phải.
Các triệu chứng có xu hướng giảm dần khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp không biến mất hoàn toàn, thậm chí tồi tệ hơn.
2. Nguyên nhân dẫn đến ADHD
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em như: Di truyền; Môi trường sống (ví dụ: Tiếp xúc với chì khi còn nhỏ); Mẹ thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc khi mang thai; Chấn thương não; Sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa mức vitamin D thấp của người mẹ trong giai đoạn đầu đến giữa thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở con.
Khi mẹ bị thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ thì trẻ có nguy cơ mắc ADHD cao hơn 34% so với những trẻ có mức vitamin D của mẹ được cung cấp đủ trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Turku. Theo giáo sư Andre Sourander: “Nghiên cứu này đưa ra bằng chứng chắc chắn rằng mức độ vitamin D thấp trong thai kỳ có liên quan đến suy giảm chú ý ở trẻ em. Vì ADHD là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, kết quả này có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng”.
Nghiên cứu này giúp cung cấp thông tin về một trong những nguyên nhân gây ra ADHD, để tìm ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp cho trẻ.
3. OPCs - Dưỡng chất từ thiên nhiên giúp giảm tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
Oligomeric proanthocyanidins (OPCs) là các polyphenol được tìm thấy trong thực vật như: Hạt nho, các loại trái berry. OPCs là một chất chống oxy hóa mạnh gấp 20 – 50 lần vitamin C và E, cũng là một chất hiếm hoi có thể vượt qua hàng rào máu não, bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật (suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, Alzheimer, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…).
Các nghiên cứu sơ bộ chứng minh rằng bổ sung OPCs là một cách điều trị an toàn, tự nhiên và hiệu quả trong việc hỗ trợ chức năng nhận thức ở những người bị ADHD. Trong một nghiên cứu năm 1998, Tiến sĩ Marion Sigurdson đã phát hiện ra rằng OPCs có tác động tích cực trong việc cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ và kích thích hoạt động não bộ.
Cuốn sách Miracle Cures của Jean Carper bao gồm một chương về ADHD và OPCs đã giúp chúng ta hiểu hơn về OPCs là “chất chống oxy hóa thần kỳ”. OPCs có ảnh hưởng đến thần kinh của não, đặc biệt liên quan đến ba loại sóng não:
-
Sóng Alpha là sóng não thư giãn.
-
Sóng Beta là sóng não ngắn, nhanh được sử dụng khi chúng ta chú ý và tập trung.
-
Sóng Theta là sóng chậm xuất hiện trong khi ngủ nhẹ hoặc mơ ban ngày - khi chúng ta không tập trung.
Những người bị ADHD tăng sóng theta và giảm sóng beta, đó là điều mà liệu pháp phản hồi thần kinh hướng tới. Đánh giá điện não đồ (một phép đo hoạt động của não) ở những bệnh nhân được sử dụng OPCs chiết xuất từ hạt nho, quả việt quất,... cho thấy sự giảm đáng kể sóng theta và khả năng chú ý được cải thiện.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Applied Physiology, Nutrition and Metabolism đã phân tích một nhóm người lớn được điều trị bằng chiết xuất việt quất so với một nhóm dùng giả dược. Các bài kiểm tra nhận thức và chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy chiết xuất quả việt quất làm tăng kích hoạt não ở các khu vực liên quan đến trí nhớ và chức năng điều hành.
Nguồn tham khảo: https://www.additudemag.com/antioxidants-opcs-adhd-treatment/
https://suckhoetunhien.com/opcs-ho-tro-dieu-tri-hoi-chung-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-191-25.html
Bài viết liên quan