Opcs hỗ trợ điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
1, ADHD thực sự là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hội chứng ADHD nhưng nhìn chung đây là một rối loạn sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và sự thành công trong cuộc sống của những bệnh nhân mắc phải.
ADHD không phải là bệnh, nó chỉ là một tình trạng sức khỏe, chủ yếu gặp ở trẻ em. Các triệu chứng có xu hướng giảm dần khi trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp không biến mất hoàn toàn, thậm chí tồi tệ hơn.
Theo thống kê, trên thế giới, cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái, ở tuổi 20 tỉ lệ mắc còn chừng 1% và ở tuổi trung niên là 0,5%. Còn ở Việt Nam theo một nghiên cứu tương đối quy mô trên 1.594 học sinh ở hai trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 3,01%.
2, Các dấu hiệu nhận biết hội chứng ADHD
- Những vấn đề về tập trung chú ý
- Trẻ rất dễ mất tập trung hay không thể tập trung, rất khó khăn khi để ý vào một việc gì đó. Trẻ thường hay bỏ qua những chi tiết, hay quên, thường thay đổi từ hoạt động này sang hoạt động khác một cách thường xuyên, trở nên chán nản với một nhiệm vụ nào đó chỉ sau một vài phút, trừ khi làm một việc gì mà trẻ thích thú.
- Trẻ khó khăn khi tập trung vào việc tổ chức và hoàn thành một nhiệm vụ hoặc học một điều gì mới, hay gặp những vấn đề trong việc hoàn thành bài tập về nhà, thường xuyên mất đồ dùng cần thiết để hoàn thành bài tập như bút chì, đồ chơi… và dường như không lắng nghe khi người khác đang nói chuyện với trẻ.
- Ở những trẻ này, có biểu hiện như là đang ngủ mơ giữa ban ngày, rất dễ lẫn lộn và đi lại chậm chạp, xử lý thông tin rất lâu và không được chính xác như trẻ khác, hay làm ngược lại so với những hướng dẫn…
- Những biểu hiện về tăng động
- Có những vấn đề khó khăn khi ngồi yên một chỗ, dù chỉ là một vài phút. Những trẻ tăng động giảm chú ý thường chạy vòng quanh vào những lúc không được phép, ví dụ khi các bạn đang học, trẻ lại đi lại, chạy lung tung, chúng không thể ngồi yên một chỗ, cảm giác bồn chồn, không thể ngồi đọc sách hoặc làm một việc gì đó mà không gây ra ồn ào.
- Trẻ nói liên tục, chạy vòng quanh, chạm vào hoặc chơi với bất kỳ đồ vật nào trong tầm nhìn của trẻ. Đối với những trẻ này luôn có sự vận động đi lại liên tục, khó khăn trong việc giữ im lặng hoặc ngừng hoạt động…
- Hành động có tính chất xung động
- Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết. Những trẻ này thường không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai. Điều này làm cho trẻ khó chơi với những trẻ khác. Ở tuổi thanh thiếu niên nếu bị tăng động giảm chú ý có thể đưa ra những quyết định có những ảnh hưởng không tốt với cuộc sống sau này. Và những bệnh nhân này có thể tiêu rất nhiều tiền, thay đổi công việc liên tục.
- Một đặc điểm nhận biết nữa là trẻ không kiên nhẫn: Có những lời bình luận hoặc nói không phù hợp, thể hiện cảm xúc không kiềm chế và hành động mà không nghĩ đến hậu quả; Không kiên trì trong việc chờ đợi những điều mà mình mong muốn hoặc chờ đợt đến lượt mình trong các trò chơi; Thường xuyên gián đoạn cuộc nói chuyện …
3, Phòng ngừa và điều trị ADHD như thế nào?
- Điều trị bằng thuốc
Trước tiên, cần cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác về bệnh của trẻ tại các cơ sở chuyên khoa tâm thần, chuyên khoa nhi. Từ đó, các bác sỹ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp điều trị chứng tăng động giảm chú ý.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp hành vi: Nhằm hạn chế các hành vi không thích hợp bằng các kỹ thuật trị liệu tại các cơ sở tâm lý như bệnh viện nhi, chuyên khoa tâm lý dành cho trẻ em… với sự chỉ định và giám sát của các bác sỹ chuyên khoa nhi.
- Phục hồi hành vi tâm thần vận động.
- Điều trị bổ trợ, biến chứng và bệnh đi kèm. Thay đổi môi trường và các yếu tố bất lợi đối với trẻ.
- Trị liệu nhóm: Tạo ra nhóm gồm 4 – 5 em để hoạt động dưới dạng trò chơi trị liệu.
- Liệu pháp giáo dục tư vấn: Giúp các phụ huynh nhận biết, có thái độ đúng đối với trẻ mắc bệnh cũng như hiệu quả điều trị.
- Hỗ trợ tâm lý học đường: Trẻ ADHD phải được giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ. Về điều trị, trẻ mắc chứng tăng động cần phối hợp điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý phù hợp được sự chỉ định, giám sát của bác sỹ phụ trách và do các kỹ thuật viên tâm lý được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý trị liệu thực hiện tác động trên trẻ.
- Bổ sung chất chống oxy hóa OPCs – hoạt chất có lợi cho não bộ
Tác dụng của OPCs đã được thử nghiệm ở cả bệnh nhân ADHD và những người khỏe mạnh, và kết quả từ các cuộc điều tra về chứng ADHD đã được ghi nhận:
- Một nghiên cứu mới đây của Đại học Exeter (Bowtell, Aboo-Bakkar, Conway, Adlam, & Fulford, 2017) đã chứng minh những ảnh hưởng tích cực của việc uống nước trái cây việt quất (giàu flavonol OPC) lên chức năng não ở người lớn tuổi. Trong nghiên cứu này, những người tham gia khỏe mạnh tuổi từ 65-77 được phân ngẫu nhiên vào một trong hai nhóm thực nghiệm: các thành viên của nhóm đầu tiên uống 30ml / ngày nước ép blueberry tập trung trong 12 tuần, trong khi các thành viên của nhóm thứ hai được cho dùng giả dược. Trước và sau khoảng thời gian 12 tuần, người tham gia đã trải qua một loạt các bài kiểm tra nhận thức trong khi chụp MRI giám sát chức năng não của họ. So với nhóm dùng giả dược, những người dùng bổ sung blueberry cho thấy cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ làm việc, lưu thông máu não khi thực hiện các bài kiểm tra nhận thức.
- Một nghiên cứu đáng lưu ý của Đại học Reading đã khảo sát tác động của việc tiêu thụ chiết xuất quả việt quất đối với nhận thức của trẻ em bao gồm cả trí nhớ, đã được cải thiện ở những trẻ em uống nước chiết xuất blueberry. (Whyte & Williams, 2015).
OPCs là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ gấp 20 – 50 lần vitamin C và E, cũng là một chất hiếm hoi có thể vượt qua hàng rào máu não, bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của các gốc tự do (một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về lão hóa não như mất/ giảm trí nhớ, alzheimer, tai biến mạch máu não…).
OPCs có lợi cho não người và đủ mạnh để chống lại, giảm thiểu và loại bỏ các triệu chứng ADHD. Hơn nữa, OPCs có thể tăng cường hoạt động nhận thức, giảm lo lắng, và cải thiện tâm trạng ở những người khỏe mạnh và những người bị chứng ADHD.
Ngoài ra, bổ sung OPCs giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tạo sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật ở lứa tuổi nhi đồng. Các tài liệu khoa học đề nghị liều dùng OPCs trong khoảng trung bình từ 50 – 150 mg mỗi ngày đối với người lớn. Trẻ em chỉ cần khoảng 50 mg OPCs mỗi ngày là đủ.
Từ trái nho và việt quất, lá trà xanh, và rất nhiều nguồn thực vật phong phú khác, chúng ta có một liệu pháp tự nhiên từ thực vật, có thể không chỉ hỗ trợ những người đấu tranh với ADHD mà còn tăng cường sức đề kháng, cho một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Bài viết liên quan