Thoái hóa khớp - nỗi ám ảnh của giới văn phòng
Những đối tượng làm việc trong văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh về cơ xương khớp ngày càng gia tăng, đặc biệt là căn bệnh “thoái hóa khớp”. Chính thói quen lười vận động là nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở dân văn phòng.
1. Tác hại của căn bệnh “thoái hóa khớp”
Nếu như trước đây, căn bệnh “thoái hóa khớp” chỉ được “gắn mác” cho đối tượng lớn tuổi thì những năm trở lại đây, dân văn phòng đang được khuyến cáo là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Theo thống kê từ một số bệnh viện Việt Nam cho thấy, số người đến khám bệnh về cơ xương khớp càng tăng trong độ tuổi 35 – 45 và đối tượng chủ yếu là dân văn phòng.
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp, phần đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng chất nhờn bôi trơn giữa hai đầu xương nên gây đau đớn, biến dạng khớp khiến người bệnh cử động khó khăn. Thoái hóa khớp diễn ra âm thầm, ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, mỏi ngắn khiến nhiều bệnh nhân đôi khi không thể nhận ra hoặc tâm lý chủ quan và bỏ qua, đặc biệt ở những người trẻ tuổi nhưng nếu kéo dài và không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như cong vẹo cột sống, lỏng khớp, loãng xương… cuối cùng là người bệnh bị tàn phế. Vì vậy, cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng điều trị.
Thoái hóa khớp có thể dẫn đến nhứng biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
2. Thoái hóa khớp “tấn công” giới văn phòng
Về căn bản, thoái hóa khớp ở dân văn phòng thường do quá phụ thuộc vào máy móc và phương tiện hỗ trợ dẫn đến việc lười vận động. Anh P.T.X (quận 1) – nhân viên công nghệ thông tin chia sẻ “Mỗi ngày có mặt tại công ty 9 tiếng, tôi chỉ rời khỏi bàn làm việc 30 phút trong những lần đi vệ sinh. Thậm chí ăn trưa tôi cũng ngồi luôn tại chỗ.”. Cũng tương tự, chị L.T.T – nhân viên marketing của công ty X cũng cho hay “Ngoài thời gian đi vệ sinh, đi ăn thì hầu như thời gian còn lại tôi đều cắm đầu vào máy tính. Trung bình có từ 30 – 45 phút đi bộ. Ngoài ra tôi không có thói quen đi bộ tập thể dục”.
Tỷ lệ dân văn phòng mắc bệnh về cơ xương khớp ngày càng tăng do lười vận động
Việc ngồi một chỗ cả ngày tại nơi làm việc đã làm tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng lưng, cổ khiến các đốt sống bị thoái hóa thành các đầu nhọn (hay còn gọi là mọc gai), các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh. Ngoài ra, sử dụng máy tính thường xuyên sẽ khiến cho các khớp ngón tay cứng lại, khó cử động.
Mặt khác, hầu hết mọi người đều làm việc trong phòng máy lạnh, không thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời cộng với chế độ ăn uống khi đi làm không đủ dưỡng chất, thiếu canxi làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ xương khớp. Đó chính là những lý do cho thấy vì sao dân văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh “thoát hóa khớp” và những căn bệnh liên quan đến cơ xương khớp ngày càng cao.
3. Những biểu hiện của thoái hóa khớp cần lưu ý:
- Khó chịu ở khớp, nhất là khi thời tiết giao mùa.
- Cảm giác đau đớn khi vận động.
- Sưng cứng ở khớp tay, khớp chân, đau khớp lưng.
- Có gai xương ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay hoặc khớp ngón tay cái.
- Độ linh hoạt của khớp bị giảm, các ngón tay đánh bàn phím không còn nhanh nhẹn.
Khớp ngón tay kém linh hoạt
4. Bổ sung vitamin D, calcium
Nếu phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh vẫn có cơ hội để phục hồi do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Do đó, khi gặp phải những biến chứng về khớp, người bệnh cần thay đổi các thói quen theo hướng tích cực như dành nhiều thời gian hơn để tập thể dục, đi bộ, không vận động mạnh, không khiêng vác nặng, bổ sung canxi và vitamin D3… Việc bổ sung canxi, vitamin D3 thật sự rất cần thiết cho xương vì:
Ngoài các chức năng cần thiết cho hoạt động của tim mạch, cơ bắp, thần kinh, tham gia quá trình đông máu, canxi đặc biệt còn là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng. Trong cơ thể con người hệ thống xương lưu giữ tới 1kg canxi, chiếm đến 99% tổng lượng canxi của cơ thể (dưới dạng muối phosphate và citrate). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu không đủ lượng canxi trong cơ thể sẽ khiến tỷ lệ gãy xương cao và dễ mắc các bệnh cơ xương khớp, do cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương để đưa vào máu, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, làm xương dễ gãy.
Mặt khác, vitamin D3 rất cần cho sự hình thành xương và giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nếu không bổ sung đủ vitamin D3 cho cơ thể, đồng nghĩa với việc không đủ vitamin D3 để hấp thu canxi từ chế độ ăn uống nên cơ thể phải lấy canxi từ xương gây loãng xương và ngăn ngừa sự tái tạo xương mới. Cơ thể con người có thể nhận vitamin D3 bằng 3 cách: qua da (ánh nắng mặt trời), thực phẩm và bổ sung bằng thuốc.
Bài viết liên quan