DHA VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI
Tên gọi đầy đủ của DHA- Docosa Hexaenoic Acid, một loại acid béo thuộc nhóm omega-3. Cũng giống như các acid béo không no cùng nhóm, DHA rất cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ, thị giác và hệ xương của cơ thể người. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì DHA trong thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng.
DHA là gì?
DHA là một acid béo thuộc nhóm acid béo Omega-3 (C22H34O2 - acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3) rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác của con người, giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng của trẻ.
Cơ thể người không thể tự tổng hợp được DHA mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày
Trên thực tế, có nhiều người không biết DHA là gì và có tác dụng ra sao. Tuy nhiên, để cơ thể có thể phát triển toàn diện thì DHA nắm giữ một vai trò rất quan trọng.
Đối với trẻ em
Trẻ em rất cần được bổ sung DHA vì đây là chất rất cần thiết cho sự phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. DHA chiếm tỉ lệ cao trong võng mạc.
Ngoài ra DHA rất quan trọng với việc phát triển trí não, giúp cho quá trình phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh và chỉ số IQ của trẻ. DHA được đánh giá là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ của trẻ. Chúng chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám, tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu như trong quá trình phát triển của trẻ không được cung cấp đầy đủ DHA thì sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với bình thường.
Đặc biệt, DHA trong thai kỳ được bổ sung đầy đủ cũng có tác dụng rất lớn giúp tăng khối lượng xương. Các nhà khoa học đã chứng minh DHA có sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Nó giúp tham gia vào việc cấu tạo khung xương của trẻ và duy trì và tăng khối lượng xương và đồng thời giảm nguy cơ loãng xương tối đa
Đối với người lớn
DHA có rất nhiều tác dụng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vậy đối với người lớn thì sao? DHA có tác dụng gì?
Nếu được bổ sung đầy đủ, người trưởng thành, đặc biệt là bà mẹ sau sinh sẽ giảm được tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Ngoài ra, DHA cũng giúp làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride máu, dự phòng xơ vữa động mạch và bệnh nhồi máu cơ tim ở trẻ em và người lớn.
Thai kỳ và DHA
Chế độ dinh dưỡng trước và khi đang mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung các chất, đặc biệt là DHA trong thai kỳ để em bé có thể phát triển toàn diện nhất.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thời gian mang thai và tùy vào từng giai đoạn, thai phụ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, trung bình 1 ngày thai nhi sẽ cần khoảng 2,2g EFAs/ngày (Essential Fatty Acid) cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.
Sau khi sinh khoảng 40-45 ngày, trong sữa mẹ lượng DHA khoảng 0,3%, AA: 0,4% và DPA:0,2%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì trẻ không được bú mẹ nên phải lựa chọn các sản phẩm thay thế cho sữa mẹ có bổ sung các loại acid béo nói trên.
Bổ sung DHA trong thai kỳ bằng cách nào?
Khi cơ thể thiếu DHA
DHA nằm trong nhóm các acid béo không bão hòa rất thiết yếu của cơ thể. Do vậy nếu thiếu DHA sẽ dẫn đến rất nhiều các nguy cơ bệnh tật và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ thể con người.
Đối với phụ nữ mang thai, việc thiếu hụt DHA sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như trầm cảm sau sinh và các vấn đề về xương và mãn kinh.
Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, sự thiếu hụt DHA sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, dị ứng và đồng thời cũng làm hạn chế chỉ số IQ, phát triển não bộ của trẻ. Chính vì thế, việc bổ sung DHA trong thai kỳ và trong năm đầu đời của trẻ đóng vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho trẻ có đủ lượng DHA cần thiết để có sự phát triển tốt nhất.
Một số loại thực phẩm giúp bổ sung DHA trong thai kỳ tốt nhất:
- Các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi… các mẹ bầu nên ăn mỗi tuần khoảng 300gram để bổ sung đầy đủ DHA tự nhiên và tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân;
- DHA có trong lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên, khi mang thai mẹ bầu chỉ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn, tuyệt đối không nên ăn trứng lòng đào và trứng đánh bông. Để tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Mặc dù vi khuẩn Salmonella không gây hại trực tiếp cho trẻ nhưng có thể khiến phụ nữ mang thai bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt, đau đầu.
- Các loại hạt như hạt thông, hạnh nhân, hạt óc chó...;
- Các loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, cải xoăn... cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể bổ sung DHA bằng cách uống các loại sữa bầu và các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa DHA riêng dành cho phụ nữ mang thai với hàm lượng DHA phù hợp. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhất.
Bổ sung DHA, EPA có trong Omega-3 cho bạn và gia đình : http://www.thuocucchau.com/san-pham/bo-sung-vitamin-khoang-chat/memolife-n.html
Bài viết liên quan