Bệnh văn phòng ngày một tăng cao trong đó phải kể đến các bệnh lý về cơ xương khớp. Các triệu chứng đau vai, đau cơ, tê tay xuất phát từ những thói quen làm việc hằng ngày, lâu dần những triệu chứng này trở nặng, biến chứng và có thể trở thành thoái hóa khớp.

 BỆNH VĂN PHÒNG VÀ NHỮNG MỐI NGUY HẠI KHÓ LƯỜNG

Chất lượng cuộc sống thay đổi

Đối tượng làm việc trong văn phòng có tỷ lệ mắc bệnh về cơ xương khớp ngày càng gia tăng, đặc biệt là căn bệnh “thoái hóa khớp”. Từ thói quen ít vận động là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này ở dân văn phòng.

Những năm trước đây “thoái hóa khớp” được biết đến khi các cụ trong nhà có triệu chứng già yếu, lão hóa thì ngày nay đội ngủ dân số trẻ trong đó phải kể đến giới văn phòng lại rơi vào tình trạng khuyến cáo vì đây là đối tượng có tỷ lệ thoái hóa khớp cao. Theo thống kê từ một số bệnh viện trên cả nước cho thấy số người đến khám bệnh về cơ xương khớp càng tăng, trong đó độ tuổi 35 – 45 và đối tượng làm việc văn phòng chiếm ưu thế.

BỆNH VĂN PHÒNG VÀ NHỮNG MỐI NGUY HẠI KHÓ LƯỜNG

Thoái hóa khớp là phần sụn khớp, phần đệm giữa hai đầu xương tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng chất nhờn bôi trơn giữa hai đầu xương nên gây đau đớn, biến dạng khớp khiến việc cử động khó khăn. Bệnh diễn ra âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau nhẹ, khiến những người trẻ thờ ơ, chủ quan và bỏ qua những triệu chứng ban đầu. Nếu tình trạng đau nhẹ, mỏi ngắn kéo dài và không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như cong vẹo cột sống, lỏng khớp, loãng xương... Vì vậy, cần nhận biết những dấu hiệu của bệnh và có những biện pháp nhanh chóng điều trị.

Thoái hóa khớp "tấn công" giới văn phòng

Về căn bản, thoái hóa khớp ở dân văn phòng thường do quá phụ thuộc vào máy móc và phương tiện hỗ trợ dẫn đến việc lười vận động. Mỗi ngày bạn có mặt ở công ty chín tiếng, và chỉ rời khỏi bàn làm việc vài phút trong những lần đi vệ sinh. Thậm chí một số người ăn trưa cũng ngồi ngay tại. Ngoài thời gian cho vấn đề vệ sinh, đi ăn trưa thì việc vận động lại ít xảy ra hơn khi bạn bận  “cắm đầu vào máy tính”.

Việc ngồi một chỗ cả ngày tại nơi làm việc và để giữ tư thế cho cơ thể đã làm tăng tải trọng lên cột sống, đặc biệt vùng lưng, cổ khiến các đốt sống bị thoái hóa thành các đầu nhọn (hay còn gọi là gai). Các đĩa đệm giữa các đốt sống thoái hóa sớm và thoát vị, chèn vào thần kinh. Ngoài ra, sử dụng máy tính thường xuyên sẽ khiến cho các khớp ngón tay cứng lại gây khó cử động.

BỆNH VĂN PHÒNG VÀ NHỮNG MỐI NGUY HẠI KHÓ LƯỜNG

Một yếu tố nữa chính là việc chuyển hóa vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời, ngoài ra chế độ ăn uống khi làm việc không đủ dưỡng chất, thiếu canxi làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ xương khớp. Đó chính là những lý do cho thấy vì sao giới văn phòng nằm trong nhóm có tỷ lệ mắc bệnh “thoát hóa khớp” và vấn đề liên quan đến cơ xương khớp ngày càng cao.

Những biểu hiện của thoái hóa khớp cần lưu ý:

- Khó chịu ở khớp, cao điểm khi thời tiết giao mùa.

- Cảm giác đau đớn khi vận động.

- Sưng cứng ở khớp tay, khớp chân, đau khớp lưng.

- Có gai xương ở giữa hoặc đầu các khớp ngón tay hoặc khớp bàn ngón tay cái.

- Độ linh hoạt của khớp giảm, các tay đánh bàn phím không còn nhanh nhẹn.

Bổ sung vitamin D, Calcium từ bên ngoài  

BỆNH VĂN PHÒNG VÀ NHỮNG MỐI NGUY HẠI KHÓ LƯỜNG

Nếu phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, người bệnh vẫn có cơ hội để phục hồi do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Khi mắc những triệu chứng về khớp, người bệnh cần thay đổi thói quen theo hướng tích cực như dành nhiều thời gian trong việc tập thể dục, đi bộ, không vận động mạnh, không khiêng vác nặng, bổ sung canxi và vitamin D3…

Việc bổ sung canxi, vitamin D3 này thật sự cần thiết cho xương và một số hoạt động của cơ thể như hoạt động của tim mạch, cơ bắp, thần kinh, tham gia quá trình đông máu, canxi đặc biệt còn là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu không đủ lượng canxi trong cơ thể sẽ khiến tỷ lệ gãy xương cao và dễ mắc các bệnh cơ xương khớp, do cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương để đưa vào máu, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương, làm xương dễ gãy.

Bên cạnh đó, vitamin D3 rất cần cho sự hình thành xương và giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nếu không bổ sung đủ vitamin D3 cho cơ thể, đồng nghĩa với việc không đủ vitamin D3 để hấp thu canxi từ chế độ ăn uống nên cơ thể phải lấy canxi từ xương gây loãng xương và ngăn ngừa sự tái tạo xương mới.

Thiếu hụt canxi trong cơ thể có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe chẳng hạn như đau cơ, mất cảm giác ngon miệng, hôn mê, co giật, tê ở ngón tay và ngón chân, dẫn tới nhịp tim bất thường. Chính vì thế cách tốt nhất để khắc phục vấn đề thiếu hụt canxi này là gia tăng hấp thụ các loại thực phẩm giàu canxi.

Bài viết liên quan