Vitamin A được dùng trong điều trị, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý, hội chứng liên quan tới mắt, bệnh ngoài da,... Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

1. Lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể?

Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với mắt, hệ thống miễn dịch và giúp phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau. Lượng vitamin A cung cấp cho cơ thể chủ yếu qua thực phẩm và các sản phẩm bổ sung vitamin. Nhu cầu vitamin A hằng ngày của cơ thể:

  • Nam giới: 600 mcg/ngày ~ 2.000 UI.
  • Nữ giới: 500 mcg/ngay ~ 1.700 UI.
  • Phụ nữ mang thai: 800 mcg/ngày ~ 2.700 UI.
  • Phụ nữ cho con bú: 850 mcg/ngày ~ 2800 UI
  • Trẻ 7-9 tuổi: : 500 mcg/ngay ~ 1.700 UI.

Tác dụng phụ của vitamin A
Vitamin A có nhiều tác dụng đối với cơ thể

Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ vitamin A hoặc khi mắc một số bệnh lý nhiễm khuẩn như sởi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,... sẽ gây rối loạn hấp thu vitamin A, dẫn tới sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể, gây bệnh quáng gà, khô mắt, bệnh ngoài da,...

Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới mù lòa. Vì thế người bị thiếu vitamin A là cần bổ sung vitamin A từ thực phẩm. Nếu nguồn vitamin A từ thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể thì cha mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc chứa vitamin A.

Liều lượng uống vitamin A:

  • Trẻ 6 – 11 tháng tuổi: uống 100.000 IU.
  • Trẻ 12 tháng tuổi trở lên: uống 200.000 IU.

2. Tác dụng phụ khi uống vitamin A quá liều

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi trẻ được cho uống vitamin A là:

Thường gặp:

  • Trẻ nôn ói, tiêu chảy, đầy bụng, thóp hơi phồng.
  • Trẻ khó thở cục bộ, đau đầu, sưng tấy, ngứa da, sưng mặt hoặc môi, dị ứng.

Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày và không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Một số trường hợp hiếm gặp khi liều lượng vitamin A bị quá liều:

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Chảy máu ở phổi, nhìn mờ, đau nhức xương.
  • Thay đổi trong chức năng miễn dịch.
  • Viêm gan mạn tính, sẹo gan.
  • Ho, sốt, nứt móng tay, nứt môi.
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp.
  • Rụng tóc, loãng xương, rối loạn sắc tố da.
  • Vàng da.

3. Một số lưu ý khi bổ sung vitamin A

  • Đối với một số người dùng có tiền sử dị ứng, người đang mắc các bệnh và phụ nữ mang thai,... cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để nhận được tư vấn phù hợp.
  • Một số loại thuốc như cholestyramin, neomycin, parafin lỏng,… làm giảm khả năng hấp thu vitamin A của cơ thể. Vì vậy, người dùng chú ý không sử dụng chung chúng với nhau.

Tác dụng phụ của vitamin A
Tránh dùng chung vitamin A với nhóm retinoid khác

  • Các thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương, gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
  • Tránh dùng chung vitamin A với nhóm retinoid (các chất có công thức hóa học tương tự vitamin A) vì sẽ gây ra nhiều tác hại do sử dụng vitamin A liều cao trong thời gian dài.
  • Không tự ý dùng vitamin A khi chưa có chỉ định của bác sĩ nếu bạn đang trong tình trạng: mắc bệnh Rosacea, bệnh chàm cấp tính, viêm da cấp tính,...
  • Trong trường hợp dùng quá liều vitamin A, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, điều trị.
  • Nếu quên một liều vitamin A, người dùng nên bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm phát hiện gần với đợt dùng vitamin A kế tiếp thì người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như thời điểm lên kế hoạch. Lưu ý là không được dùng gấp đôi liều đã quy định.
  • Không dùng vitamin A hết hạn

Bài viết liên quan