Theo Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của nước ta, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu chiếm 30% vì rất nhiều lý do:

Việt Nam có thế mạnh về nguồn dược liệu

Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc (1). 

XU HƯỚNG TƯƠNG LAI SỬ DỤNG THUỐC TỪ THIÊN NHIÊN

Kinh nghiệm trị bệnh lâu đời từ hàng ngàn năm nay từ thuốc Đông y :

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: danh y Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. 

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta cũng đã phát hiện, tích lũy được kho tri thức khổng lồ về dược liệu và y học cổ truyền với gần 1.300 bài thuốc dân gian (1). 

Hiệu quả và an toàn:

Thuốc dược liệu phù hợp với sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược. Từ xưa đến nay, y học cổ truyền được khẳng định điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp mà không gây tác dụng phụ; trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh… Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%, các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa (3).

XU HƯỚNG TƯƠNG LAI SỬ DỤNG THUỐC TỪ THIÊN NHIÊN

Trên thế giới: khoảng 8% nhập viện tại Hoa Kỳ là do tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ của thuốc hóa dược tổng hợp. Khoảng 100.000 người mỗi năm chết vì những độc tính này. Điều đó có nghĩa là những người thiệt mạng ở Hoa Kỳ bằng thuốc dược phẩm ít nhất gấp ba lần so với những người lái xe say rượu hay bị giết. Mỗi năm cũng có hàng ngàn người chết vì các loại thuốc được kê đơn an toàn của người Hồi giáo. Tử vong hoặc nhập viện do thuốc dược liệu rất hiếm mà khó tìm. Thậm chí, Trung tâm kiểm soát chất độc quốc gia của Hoa Kỳ không có danh mục trong cơ sở dữ liệu của họ cho các phản ứng phụ hoặc phản ứng phụ với thuốc dược liệu.

Do đó, mọi người hàng năm chuyển sang dùng thuốc dược liệu vì họ tin rằng các phương thuốc thực vật không có tác dụng phụ không mong muốn.

Chi phí sản xuất thấp đem lại lợi nhuận cao

Hiện nay trên thế giới, những hoạt chất như Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; Acid shikimic chữa cúm từ Hồi; Vinblastin, Vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn; hoạt chất từ Bạch quả; Sylimarin từ Cúc gai; Nhân sâm, Tam thất Trung quốc, Cây Nữ lang… đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ đô la mỗi năm trên thế giới.

Không phải tốn nhiều chi phí nghiên cứu thuốc mới từ hóa dược tổng hợp

 Với kho tàng nguồn dược liệu phong phú và cách sử dụng thuốc dựa vào kinh nghiệm dân gian như nước ta, sẽ rất phù hợp và hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn, giúp đem lại khả năng bào chế ra những bài thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một hóa dược mới. Theo thống kê, để có được một hóa dược mới, cần tiêu tốn chi phí từ 700 triệu USD đến 1,5 tỷ USD.

XU HƯỚNG TƯƠNG LAI SỬ DỤNG THUỐC TỪ THIÊN NHIÊN

Giá trị kinh tế của các cây dược liệu đem lại rất cao so với trồng các cây lương thực khác

Giá trị kinh tế đem lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Thí dụ, trồng đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm; cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước (4).

Xu hướng sử dụng thuốc dược liệu trên thế giới

Theo WHO, đến 80% dân số ở các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thuốc dược liệu để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế rất được các nhà khoa học quan tâm (5).

XU HƯỚNG TƯƠNG LAI SỬ DỤNG THUỐC TỪ THIÊN NHIÊN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://bnews.vn/co-hoi-phat-trien-nganh-cong-nghiep-duoc-lieu-viet-nam/96381.html
  2. https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/con-duong-dua-duoc-lieu-thanh-the-manh-cua-viet-nam-496359.html
  3. http://soyte.hanoi.gov.vn/vi/news/y-hoc-co-truyen/nhu-cau-su-dung-duoc-lieu-trong-du-phong-va-dieu-tri-benh-la-rat-lon-7582.html
  4. https://baosuckhoecongdong.vn/thoi-cua-thuoc-tu-duoc-lieu-81424.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6196414/

Bài viết liên quan