UỐNG VITAMIN E TRƯỚC KHI NGỦ? ( PHẦN 1)
Vitamin E là chìa khóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chức năng tế bào và sức khỏe của làn da. Nó là một chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do được tạo ra bởi quá trình chuyển hóa thức ăn và độc tố trong môi trường.
Những năm gần đây việc bổ sung vitamin E đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, những lợi ích và rủi ro của việc bổ sung vitamin E vẫn chưa rõ ràng và chưa được nhiều người quan tâm
1. Vai trò của vitamin E
Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với thị lực, sinh sản và sức khỏe của máu, não và da. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh có thể có hiệu quả trong việc giảm tổn thương do tia cực tím ảnh hưởng trên da. Vì vậy, có khá nhiều người đặc biệt là phụ nữ quan đến đến việc uống vitamin E như thế nào để đẹp da.
Chất chống oxy hóa là những chất có thể bảo vệ các tế bào chống lại tác động của gốc tự do – được sinh ra căng thẳng tâm lý hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phóng xạ hay các chất ô nhiễm khác ( kim loại nặng, thực phẩm chúng ta ăn…). Các gốc tự do có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các bệnh tim, ung thư và các bệnh khác.
Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm dầu canola, dầu ô liu, bơ thực vật, hạnh nhân ... Ngoài ra, cơ thể có thể nhận vitamin E từ thịt, sữa, rau xanh và ngũ cốc tăng cường. Hoặc sử dụng vitamin E như một chất bổ sung qua đường uống dưới dạng viên nang hoặc giọt.
Vitamin E có vai trò quan trọng với sức khỏe của da
2. Lý do nhiều người dùng vitamin E
Nhiều người bổ sung vitamin E với hi vọng rằng các đặc tính chống oxy hóa của vitamin này sẽ ngăn ngừa hoặc điều trị được bệnh hoặc mong muốn có một làn da khỏe đẹp. Nhưng các nghiên cứu khoa học về vitamin E chưa chứng mình được tác dụng ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh Alzheimer, đục thủy tinh thể và nhiều tình trạng bệnh khác.
Cho đến nay, những lợi ích duy nhất được thiết lập của việc bổ sung vitamin E là ở những người thiếu hụt thực sự. Bởi vì, sự thiếu hụt vitamin E là rất hiếm. Trong trường hợp thiếu hụt chỉ có khả năng ở những người mắc bệnh chẳng hạn như những người có vấn đề về tiêu hóa, xơ nang. Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn rất ít chất béo cũng có thể có lượng vitamin E thấp.
Bổ sung vitamin E có lợi đối với người bị bệnh tim mạch
3. Liều lượng vitamin E nên sử dụng
Chế độ ăn khuyến nghị (RDA) bao gồm vitamin E nhận từ thực phẩm và bất kỳ bổ sung nào được đưa vào cơ thể. Với vitamin E (alpha-tocopherol) bổ sung theo khuyến nghị được tính bằng miligam (mg) và đơn vị quốc tế (IU).
- Trẻ em:
- Từ 1 đến 3 tuổi: 6mg/ngày (9 IU/ngày)
- Từ 4 đến 8 tuổi: 7mg/ngày (10.4 IU/ngày)
- Từ 9 đến 13 tuổi: 11mg/ngày (16.4 IU/ngày)
- Phụ nữ:
- Từ 14 tuổi trở lên: 15mg/ngày (22.4 IU/ngày)
- Phụ nữ có thai: 15mg/ngày (22.4 IU/ngày)
- Bà mẹ nuôi con bú: 19mg/ngày (28.5 IU/ngày)
- Nam giới: Từ 14 tuổi trở lên : 15mg/ngày (22.4 IU/ngày)
Mức dung nạp trên có thể chấp nhận được của một số chất bổ sung là lượng cao nhất mà hầu hết mọi người có thể dùng một cách an toàn. Liều cao hơn có thể sử dụng để điều trị thiếu vitamin E. nhưng phải được sự chỉ định và kê toa của bác sĩ. Mức độ dung nạp (UL) có thể chấp nhận được của vitamin E (alpha-tocopherol) được tính bằng miligam (mg) và đơn vị quốc tế (IU).
Với trẻ em:
- Từ 1 đến 3 tuổi: 200mg/ngày (300 IU/ngày)
- Từ 4 đến 8 tuổi: 300mg/ngày (450 IU/ngày)
- Từ 9 đến 13 tuổi: 600mg/ngày (900 IU/ngày)
- Từ 14 đến 18 tuổi : 800mg/ngày (1,200 IU/ngày)
- Từ 19 tuổi trở lên: 1,000mg/ngày (1,500 IU/ngày)
Vì vitamin E tan trong chất béo nên bổ sung vitamin E cùng chất béo sẽ giúp cho quá trình hấp thụ tốt nhất.
4. Nguồn vitamin E tự nhiên từ thực phẩm
Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin E từ thực phẩm. Nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin E như: dầu thực vật (mầm lúa mì, hướng dương, dầu cây rum) - một trong những nguồn vitamin tốt nhất, các loại hạt (hạt đậu phộng, quả phỉ, hạnh nhân và hạt hướng dương), các loại rau xanh (rau bina, bông cải xanh)...
Bài viết liên quan