DHA và EPA là chất gì và vai trò của nó đối với cơ thể
Không phải chất béo nào cũng có hại cho cơ thể. Trong đó, omega-3 là một trong những loại chất vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 được, do vậy cách duy nhất để cung cấp loại axit béo này cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm giàu omega-3. Có nhiều loại axit béo omega-3 như là Docosahexaenoic axit (DHA), Ecosapentaenoic axit (EPA), Alpha lipoic axit (ALA)… nhưng hai loại axit béo phổ biến thuộc nhóm omega-3 là DHA và EPA
DHA và EPA là gì?
DHA − viết tắt của axit docosahexaenoic,là một axit béo thuộc nhóm omega-3. DHA chiếm ¼ cấu tạo phần mỡ ở não. Các nhà khoa học nhận thấy DHA là một phần cấu tạo nên màng các tế bào thần kinh ở não.
DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ và trong võng mạc ảnh,do đó nó còn ảnh hưởng đến thị lực ở mắt. DHA tạo ra các tế bào thần kinh nhạy cảm giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác; hỗ trợ việc hình thành các noron và vận chuyển chất glucose. Đây chính là chất dinh dưỡng chính giúp não hoạt động. Ngoài ra, DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và hệ thần kinh
EPA là tên viết tắt của Eicosapentaenoic acid. Tương tự DHA, EPA cũng là một acid béo chuỗi dài thuộc nhóm acid béo Omega-3.
Tác dụng chủ yếu của EPA là giúp tạo ra Prostagladin trong máu có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng Cholesterol, giảm bớt Triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được thông thoáng. EPA cũng có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm. Ngoài ra, EPA còn tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy EPA có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
Các thực phẩm giàu omega-3
Bổ sung EPA và DHA
Bổ sung DHA và EPA lâu dài có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu được bổ sung đầy đủ DHA và EPA ở người trưởng thành, nhất là bà mẹ sau sinh sẽ giảm được tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Đặc biệt EPA giúp hạn chế sinh non, tăng mức độ tăng trưởng của thai nhi do cải thiện dòng máu tới nhau thai giúp tăng cân nặng khi sinh của trẻ
Theo một nghiên cứu ở Mỹ theo dõi trẻ nhỏ từ 8−9 tuổi cho thấy, những bé được bú sữa mẹ và được cung cấp đủ lượng DHA có điểm số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với những bé được cho uống sữa bò và thiếu DHA.
Với một nghiên cứu trên 103 bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ trong suốt 18 tháng liên tục. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân được bổ sung chất DHA và EPA với liều 4 gam/ngày sẽ có lượng mỡ tích tụ trong gan giảm đáng kể sau điều trị (từ 23% trọng lượng gan xuống chỉ còn 16,3%).
Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhân có cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ khi được bổ sung chất DHA và EPA cũng cao gấp 3,64 lần so với những bệnh nhân không được bổ sung hai chất này.
Từ đó nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oxford và Đại học Y khoa Southampton (Anh) đã rút ra kết luận ban đầu là DHA và EPA giúp cải thiện gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý lành tính do tích tụ lượng mỡ trong gan bất thường (trên 5% cân nặng của gan) và có thể diễn tiến đến xơ gan. Nguyên nhân chính là nghiện rượu, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Như vậy, DHA và EPA có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim, cao huyết áp, chống oxy hóa, chống viêm, bổ mắt… Nhu cầu DHA cần thiết hằng ngày là 17 mg/kg/ngày đối với trẻ em và 200 mg/ngày đối với người lớn.
BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG
Bài viết liên quan