Dầu cá đã được sử dụng như một loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe con người từ nhiều thế kỷ nay, nhưng liệu nó có thực sự đem lại lợi ích cho sức khỏe hay không vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

Mới đây, một nghiên cứu khoa học đã cho thấy việc sử dụng thường xuyên dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm và mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.

Alice Lichtenstein - Giáo sư Khoa học và Chính sách dinh dưỡng kiêm Giám đốc Phòng nghiên cứu Dinh dưỡng Tim mạch tại ĐH Tufts - cho biết: "Phần lớn các dữ liệu về ảnh hưởng của dầu cá với sức khỏe tim mạch đều rất tích cực, tuy nhiên vẫn còn đó những hoài nghi".

GS. Lichtenstein cũng nhấn mạnh rằng dầu cá không phải thuốc chữa bách bệnh. Hiện tại, nghiên cứu này chưa thể xác định liều lượng cần thiết để dầu cá có thể đem lại tác dụng lâm sàng.

Nghiên cứu mới nhất này được công bố trên tạp chí y tế BMJ, với sự tham gia của gần một nửa triệu người tại Vương quốc Anh trong lứa tuổi 40-69. Nó cũng là một phần của nghiên cứu UK Biobank. Trong số 427.678 người thuộc ngân hàng dữ liệu, gần 1/3 cho biết họ uống dầu cá thường xuyên kể từ khi nghiên cứu bắt đầu.

Trong khoảng 9 năm theo dõi tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thói quen bổ sung dầu cá có liên quan tới việc giảm 13% nguy cơ tử vong, giảm 16% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và giảm 7% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ hoặc đau tim.

Dầu cá có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe?
“Ảnh hưởng của dầu cá với sức khỏe tim mạch rất tích cực”. Giáo sư Lichtenstein cho biết

Vì là một nghiên cứu quan sát nên chỉ có thể cho thấy mối liên hệ. Chúng ta không thể biết chắc rằng liệu có phải dầu cá làm giảm nguy cơ đột quỵ hay do những thay đổi khác trong chế độ ăn uống hoặc lối sống của mọi người.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, họ thấy lợi ích của dầu cá không phụ thuộc vào các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, thuốc men và sử dụng bổ sung khác.

"Các nhà nghiên cứu đã cố gắng kiểm soát các yếu tố này và thận trọng kết luận rằng dầu cá có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, cũng như tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch và có tác dụng khiêm tốn đối với các bệnh về tim mạch", GS Lichtenstein nói.

Brian Power - chuyên gia dinh dưỡng danh dự lâu năm, kiêm giảng viên tại Bệnh viện Trường ĐH London - khuyên mọi người nên bổ sung omega-3 từ việc ăn cá ít nhất 2 lần/tuần như một phần của chế độ ăn uống khoa học. 

Ngay cả khi không ăn cá, bạn vẫn có thể bổ sung nó từ các nguồn thực phẩm khác như các loại hạt (quả óc chó, quả hạnh nhân…), các sản phẩm từ đậu nành (đậu phụ) và rau lá xanh".

Đó cũng chính là axit béo omega-3 được cho là có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch bằng cách làm giảm huyết áp, giảm viêm nhiễm và cải thiện lưu lượng máu đến tim. Omega-3 cũng được tìm thấy trong các loại hạt, thịt, các sản phẩm từ sữa, chất béo và dầu.

Dầu cá có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe?
Mọi người nên bổ sung omega-3 từ việc ăn cá ít nhất 2 lần/tuần như một phần của chế độ ăn uống khoa học.

Theo ông Power, điều quan trọng là bạn phải xem xét tổng thể chế độ ăn uống của mình, thay vì cố gắng liên hệ một chất dinh dưỡng với một tác động về sức khỏe - trong trường hợp này là các bệnh tim mạch. Hiệp hội Đột quỵ Vương quốc Anh cho biết, thay vì quá chú trọng vào tác dụng dầu cá, điều quan trọng là phải ăn nhiều thực phẩm tươi chứa ít muối và đường, chẳng hạn như trái cây và rau quả, cũng như các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì thường hoặc bánh mì đen.

Eric Rimm - Giáo sư Dược học tại Trường ĐH Y Harvard - cũng nhắc nhở những người không bao giờ hoặc rất hiếm khi ăn cá rằng việc bổ sung omega-3 sẽ có lợi cho sức khỏe.

(Theo CNN)

Bài viết liên quan