Mọi người thường quan niệm rằng “ăn gì bổ nấy”, chẳng hạn như cứ loãng xương, còi xương thì bổ sung canxi là đủ. Nhưng chẳng mấy ai hiểu được khả năng hấp thu canxi của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng cơ thể, tuổi tác, chế độ ăn uống, vitamin D và cả thời điểm thích hợp để bổ sung canxi.

1. Dạng canxi nào dễ hấp thu?

 

Cơ thể hấp thu canxi như thế nào?

 

Dạng canxi có nguồn gốc tự nhiên chính là dạng canxi dễ hấp thu nhất:

  • Canxi trong sữa: bao gồm 20% canxi hữu cơ và 80% canxi vô cơ. Cả hai loại này đều dễ tan trong ống tiêu hóa nên rất dễ hấp thu.
  • Canxi từ rong biển: Rong biển có chứa lượng canxi cao gấp khoảng 7 lần lượng canxi có trong sữa.
  • Canxi hydroxyapatite có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương động vật, cũng là dạng canxi dễ hấp thu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu Canxi của cơ thể


Cơ thể hấp thu canxi như thế nào?

 

    Nhu cầu canxi của cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi và sự hấp thu canxi của mỗi người cũng khác nhau. Theo kết quả các cuộc tổng điều tra của Viện Dinh Dưỡng từ năm 1985-2010 cho thấy, khẩu phần dinh dưỡng của người Việt Nam đạt 500-540mg/người/ngày, chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu canxi được khuyến nghị. Nguyên nhân là do thói quen ít sử dụng sữa, chế phẩm từ sữa và các thực phẩm nguồn gốc thủy sản. Nhưng cần lưu ý rằng không phải cứ nạp bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được bấy nhiêu. Khi chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thì chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi. Và việc hấp thu canxi từ các sản phẩm bổ sung này cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

  • Tuổi tác: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hàm lượng canxi có thể hấp thu lên đến 60%. Ở tuổi trưởng thành, tỷ lệ hấp thu canxi sẽ giảm từ 15-20%. Vì thế, mỗi lứa tuổi khác nhau cần cung cấp lượng canxi khác nhau.
  • Uống nhiều rượu, cà phê, nước trà sẽ làm giảm hấp thu canxi.
  • Hút thuốc lá làm giảm hấp thu canxi và chuyển hóa vitamin D, làm giảm nồng độ vitamin D trong máu. Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ té ngã, một yếu tố chủ chốt gây gãy xương.
  • Các thực phẩm chứa acid phytic ( các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, dâu tây, bông cải xanh, cà rốt.. ), sẽ kết hợp với canxi tạo thành muối canxi không hòa tan, làm giảm hấp thu canxi.
  • Không có đủ acid trong dịch vị dạ dày sẽ làm giảm hấp thu canxi vìacid dạ dày giúp hòa tan canxi để cơ thể hấp thu dễ dàng ( đối với canxi có tính kiềm như canxi carbonate, canxi phosphate).
  • Không vận động cơ thể, trạng thái tâm lý căng thẳng sẽ làm giảm hấp thu canxi.
  • Thiếu vitamin D3: Vitamin D3 gắn vào niêm mạc ruột giúp tăng hấp thu canxi qua thành ruột, đóng vai trò là chất dẫn canxi tới nơi cần gắn vào hệ xương. Nếu thiếu vitamin D3 làm canxi hấp thu kém.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do nồng độ estrogen giảm cũng gây cản trở quá trình hấp thu canxi.
  • Một số thuốc cũng làm ảnh hưởng đến hấp thu canxi như steroid, các kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin và fluoroquinolon.

3. Uống canxi vào buổi sáng để có hiệu quả cao nhất


Cơ thể hấp thu canxi như thế nào?

 

    Khi bổ sung canxi, cần vận động để lượng canxi đưa vào cơ thể có thời gian kịp chuyển về đích là khung xương. Vì thế, uống vào buổi sáng với nhiều nước sẽ hiệu quả nhất. Đồng thời ánh nắng buổi sáng giúp cơ thể tạo ra vitamin D làm tăng hấp thu canxi lên nhiều lần. Nếu uống vào buổi chiều hay tối sẽ khiến canxi lắng đọng, dùng kéo dài gây ra các bệnh lý khác như sỏi thận, táo bón, khó ngủ.

 

Hạnh Tuyền

Bài viết liên quan