Bí mật về sự quyết đoán lãnh đạo
Là một nhà lãnh đạo, với những quyết sách đúng đắn được đưa ra đúng thời điểm có thể khiến họ vụt sáng trở thành người hùng trong con mắt của những người khác. Ngược lại, chỉ cần một quyết sách sai lầm có thể khiến họ đưa tất cả trở về con số 0. Bởi vậy, có thể nói rằng, sự quyết đoán chuẩn xác là chìa khóa cho thành công của một nhà lãnh đạo.
1. Đúng thời điểm – yếu tố làm nên “quyết sách vàng”
Trong trường hợp một tổ chức lâm vào tình trạng khủng hoảng và cần có những biện pháp tức thời để cứu nguy thì việc dùng phong cách quyết đoán sẽ giúp các nhà lãnh đạo nhanh chóng đạt được sự đồng thuận từ nhân viên. Thời điểm phát sinh các khủng hoảng đối với một tổ chức, cũng chính là thời điểm các nhà lãnh đạo phát huy năng lực và sự quyết đoán để làm nên những “quyết sách vàng”.
Larry Bossidy – Tổng giám đốc của Công ty tài chính General Electric (nay là Quỹ đầu tư GE) cho rằng: Sự quyết đoán là một trong những điều mà nhân viên trông đợi ở một người lãnh đạo. Tuy nhiên, đó phải là sự quyết đoán vào đúng thời điểm. Không phải lúc nào, trong tình huống nào nhà lãnh đạo cũng đưa ra quyết định ngay khi nhận được thông tin. Vì theo ông Larry, nhân viên thường mong chờ những quyết định kịp thời, nhưng cũng phải rõ ràng và không tùy tiện của người lãnh đạo.
Sự quyết đoán không chỉ thể hiện ở những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” mà theo chuyên gia sự nghiệp nổi tiếng Rebecca Kiki Weingarten các cuộc họp diễn ra hàng ngày cũng chính là cơ hội để bạn tỏa sáng trở thành những nhà lãnh đạo. Bởi vậy, hãy tận dụng các cuộc họp để thể hiện sự quyết đoán trong các giải pháp đưa ra cho các vấn đề của công ty, tổ chức của mình. Điều này sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt lãnh đạo, và chẳng mấy chốc, bạn sẽ có cơ hội được thăng chức ở những vị trí cao hơn.
2. Tự quyết hay dựa vào đám đông?
Trong tình huống bạn là đội trưởng của đội cứu hỏa với nhiệm vụ phải cứu một căn nhà đang cháy dữ dội, bạn sẽ không còn cách nào khác hơn là phải tự mình đưa ra sự chỉ đạo chính xác và chuyên nghiệp cho cả đội thay vì triệu tập một cuộc họp vòng vo và mất thời gian.
Matsushita Konosuke – doanh nhân được ghi vào lịch sử như một nhân vật tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của đất nước Mặt trời mọc đã có những chia sẻ rất thực tế về quá trình tạo dựng sự nghiệp và danh tiếng của mình. Trong đó, ông nhắc đến sự quyết đoán như một yếu tố không thể thiếu làm nên sự thành công.
Matsushita chia sẻ rằng, khi công ty điện khí Matsushita còn là một xưởng chế tạo nhỏ, ông thường tự mình đưa ra những quyết định mà không hỏi ý kiến của ai. Điều này xuất phát từ hoàn cảnh thực tế lúc đó, khi người làm việc ở xí nghiệp còn ít và họ đa phần còn trẻ tuổi, chưa được đào tạo gì. Bởi vậy, Matsushita thường sử dụng phương án đi thực tế gặp gỡ, bàn luận với khách hàng và trong câu chuyện thường loé ra những ý nghĩ giúp ông có được những quyết định tại chỗ. Tuy nhiên, về sau, khi xưởng chế tạo của ông đã trở thành một công ty có quy mô, Matsushita đã không ngần ngại hỏi ý kiến mọi người để tập trung trí tuệ trước khi đưa ra phán quyết.
Tự quyết, hay dựa vào đám đông? Lời khuyên là hãy tùy vào hoàn cảnh thực tại để đưa ra những phán quyết hợp lý.
3. “Vũ khí bí mật” làm nên sự quyết đoán
3.1. Bật mí của các nhà lãnh đạo
Bill George, CEO của Hãng sản xuất thiết bị y tế hàng đầu nước Mỹ – Medtronic đã chia sẻ rằng, bằng cách tập thể dục hằng ngày, các khẩu phần ăn phù hợp, coi trọng sự cân bằng trong dinh dưỡng là những yếu tố giúp cho một nhà lãnh đạo có thể nâng cao thể lực, từ đó đưa ra các quyết sách nhạy bén trong công việc. Bill George cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giấc ngủ, đặc biệt là phương pháp thiền có thể giúp các nhà lãnh đạo tập trung vào những thứ quan trọng và đưa ra quyết sách một cách kịp thời.
Ít ai biết rằng, tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ – người thường xuyên đưa ra những quyết sách nhạy bén, Theodore Roosevelt từng là một cậu bé bị bệnh hen suyễn, thị lực yếu, và rất gầy. Bằng cách tập nhiều môn thể thao rèn luyện thể lực, đồng thời trau dồi trí tuệ, ông đã biến thành “một người khác” – một vị tổng thống được coi là trẻ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Vậy là, các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới đã bật mí cho chúng ta biết rằng quyết sách nhạy bén không phải là món quà trời phú. Muốn làm được điều này, cần một sinh lực dồi dào, một não bộ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta giống như một căn nhà, nếu không được gia cố sẽ trở nên xập xệ. Theo năm tháng, sự lão hóa tấn công vào mọi bộ phận trên cơ thể đặc biệt là não bộ, khiến chúng suy yếu, mệt mỏi. Những nhà lãnh đạo cũng sẽ khó có thể duy trì sự nhanh nhạy trong các quyết sách của mình nữa. Vậy có thứ “vũ khí” nào giúp được cơ thể chống lại sự lão hóa hay không?
3.2. Bí mật mang tên OPCs
- OPCs xuất hiện như một cứu cánh giúp ngăn chặn sự lão hóa bằng sức mạnh chống oxy hóa vượt trội. Hợp chất chống oxy hóa này không chỉ giúp kéo dài tuổi trẻ, níu giữ nét xuân cho nhan sắc mà nó còn có khả năng vượt qua hàng rào não tủy để tăng cường hoạt động cho não bộ. Duy trì sự minh mẫn tinh thần, thể lực tràn đầy sức sống, OPCs thực sự trở thành một “vũ khí bí mật” làm nên những quyết sách nhạy bén và sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo.
- OPCs – hợp chất chống oxy hóa với sức mạnh vượt trội có trong một số loại trái cây như táo, nho, dâu tây… Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, để hợp chất này phát huy đầy đủ hiệu quả, cần bổ sung liều lượng từ 50 -150mg. Tuy nhiên, nếu chỉ gia cố cơ thể bằng việc ăn những loại trái cây sẽ không đảm bảo đủ về hàm lượng, bên cạnh đó những yếu tố như an toàn thực phẩm cũng rất đáng lo ngại.
- OPCs chuẩn hóa là giải pháp tối ưu với những tính toán chuẩn xác về hàm lượng OPCs, sẽ giúp các nhà lãnh đạo duy trì được sức trẻ của não bộ, sinh lực dồi dào. Đừng chần chừ lâu hơn nữa, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, bổ sung “vũ khí bí mật” để làm nên những quyết sách nhạy bén của các nhà lãnh đạo.
Quỳnh Thái
Bài viết liên quan