Hiện nay ở nước ta chưa có một điều tra dịch tễ học đầy đủ để xác định chính xác tỷ lệ loãng xương chung cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới và 30 - 40% ở nữ giới. Tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú, các biến chứng khiến 20% người bệnh tử vong và 50% thương tật vĩnh viễn. Những con số cho thấy vấn đề loãng xương rất đáng báo động.

Những con số biết nói

Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam hiện tại có khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, có trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%.

Đặc biệt số người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%.

Giảm khối lượng xương gây loãng xương

Loãng xương làm hệ thống xương giảm khối lượng và tổn thương từng cấu trúc nhỏ của xương, gây ra tình trạng xương trở nên giòn và dễ gãy. Tại Việt Nam có hơn 4 triệu người bị loãng xương, xảy ra ở cả nam và nữ, thường gặp nhất ở phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh. Bệnh không đau, không có triệu chứng rõ ràng, đây được xem là vấn đề đáng lo ngại.

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA

Khi bước qua tuổi trung niên, các nội tiết tố giảm, quá trình tạo xương không còn sung mãn như trước, đồng thời quá trình hủy xương tăng lên và lấn lướt làm cho xương bị mất đi, và xốp hơn. Thành phần chính tạo nên độ vững chắc cho xương là canxi. Khi còn trẻ, cơ thể sử dụng canxi để tạo ra xương mới, càng về sau lượng canxi trong máu không đủ, canxi trong xương chuyển đến phục vụ cho hoạt động ở các cơ quan trọng yếu khác của cơ thể, từ đó làm cho xương suy yếu.

Độ tuổi nói lên tình trạng xương của bạn

Ngoài vấn đề tuổi tác, còn nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác làm tăng quá trình hủy xương.

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA

Chế độ ăn uống quá ít canxi, ít đạm, ít hoạt động thể lực, ít hoạt động ngoài trời, nghiện cà phê, chất kích thích.

Nằm bất động trên giường quá lâu. Người quá nhẹ cân, còi xương lúc nhỏ, suy dinh dưỡng

Mắc các bệnh lý về khớp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

Bệnh thận mạn tính dẫn tới tăng đào thải canxi, bệnh đường tiêu hóa mạn tính gây giảm hấp thu canxi và vitamin D.

Dấu hiệu bệnh loãng xương

Có tới 1/5 phụ nữ và 1/8 nam giới sau 50 tuổi mắc chứng loãng xương. Loãng xương hầu hết như không có biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề: gãy xương, biến dạng cột sống ảnh hưởng về mặt tâm lý cũng như về thể chất.

Ba dấu hiệu lâm sàng gợi ý loãng xương:

Thay đổi hình dáng cơ thể: giảm chiều cao, gù-vẹo cột sống, điển hình người phụ nữ cao tuổi bị loãng xương.

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA

Biểu hiện đau lưng: đau thắt lưng cấp và mạn tính, đau cột sống cấp tính do xẹp đốt sống, đau xuất hiện sau chấn thương nhỏ. Đau thắt lưng mạn tính kèm theo biến dạng cột sống, các thay đổi tư thế cột sống như gù, vẹo cột sống…

Biểu hiện nặng nhất của loãng xương là gãy xương: gãy chỏm xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu.

Thực phẩm bổ sung canxi

Chỉ số khối lượng cơ thể BMI quá thấp cũng có thể thúc đẩy chứng loãng xương. Hãy đề cao nguyên tắc cân bằng: không lạm dụng chất xơ, không “tuyệt thực” protein cũng như can-xi.

Độ tuổi mãn kinh ở nữ giới gây ra sự thay đổi trong thành phần xương (giảm sản xuất estrogen). Các tế bào huỷ xương tăng là thủ phạm làm giảm mật độ xương. Đối với nam giới, cũng tương tự khiến xương yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Người lớn trung bình cần 1g can-xi mỗi ngày. Có thể bổ sung can-xi bằng các sản phẩm từ sữa hay từ một thực phẩm có chứa can-xi như chuối, tỏi tây, súp lơ xanh, kiwi, cải chíp, cua biển…

Bổ sung Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, xương sẽ trở nên giòn và yếu, ở người lớn sẽ dẫn tới dị dạng xương và loãng xương.

Người lớn trung bình cần 1g can-xi mỗi ngày. Có thể bổ sung can-xi bằng các sản phẩm từ sữa hay từ một thực phẩm có chứa can-xi như chuối, tỏi tây, súp lơ xanh, kiwi, cải chíp, cua biển…

Có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm. Chúng được hấp thu trong ruột non kèm theo chất béo và đưa vào máu. Vitamin D có ít trong thực phẩm tự nhiên trừ một vài loại cá biển béo.

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG NGÀY CÀNG TRẺ HÓA

Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng thuốc. Tắm nắng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Lượng vitamin D3 được hấp thụ nhờ ánh nắng chiếm tới 50 – 80% nhu cầu cơ thể. Thời điểm phơi nắng tốt nhất từ 6 đến 9 giờ sáng và chỉ cần phơi nắng 15 phút.

Vận động thể chất thường xuyên giúp bảo vệ hệ xương: kích thích sự hình thành xương và tăng cường cơ bắp giúp tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương. Thời gian lý tưởng nhất cho việc này từ 30-40 phút mỗi ngày.

Bài viết liên quan