Guồng quay bận rộn của công việc kéo dài từ ngày này sang ngày khác khiến các bạn trẻ rơi vào các tình trạng hay quên, mất ngủ, khó tập trung… Về lâu dài, những triệu chứng này sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ.

1. Tình trạng giảm trí nhớ ở người trẻ

    Nếu như trước đây, tình trạng suy giảm trí nhớ chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên trở đi, thì nay bệnh đã xuất hiện ở người trẻ tuổi, kể cả lứa tuổi đôi mươi. Tại Việt Nam, chưa có báo cáo chính xác cho thấy tỉ lệ chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, nhưng cứ khoảng 100 người đến khám bệnh ở các cơ sở y tế thì có đến 20 người gặp vấn đề liên quan về suy giảm trí nhớ.

    Đừng cho rằng tuổi còn trẻ thì não còn khỏe. Thực tế cho thấy rằng, trí nhớ con người không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài như áp lực từ công việc, áp lực từ các mối quan hệ dẫn đến căng thẳng. Mức độ căng thẳng càng cao, diễn ra càng thường xuyên làm nồng độ các chất trung gian dẫn truyền thần kinh suy giảm khiến não bộ xử lý thông tin chậm chạp, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.

Điều trị chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ thường xảy ra do áp lực trong công việc và các mối quan hệ

Từ 25 tuổi trở đi, mỗi ngày có tới 3.000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do. Các gốc tự do này làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, trí nhớ giảm sút.

2. Cách hạn chế sự suy giảm trí nhớ ở người trẻ

    Suy giảm trí nhớ là hồi chuông cảnh báo của các căn bệnh sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson…khi về già. Do đó, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của chứng bệnh này để có biện pháp chữa trị kịp thời.

    Ngoài ra, để cải thiện tình trạng “chưa già đã lú lẫn”, người trẻ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, giảm stress, hạn chế các thực phẩm sinh nhiều gốc tự do như đồ ngọt, các món chiên xào. Hạn chế rượu, bia, bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho não bộ, làm giảm trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng khác về thần kinh.

    Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng, khi bạn ngủ là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Hơn nữa, các sóng não được tạo ra khi ngủ giúp lưu giữ những kỷ niệm trong bộ não. Nếu ngủ không đủ giấc, những ký ức không thể chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Do đó, dù bận rộn đến mấy, các bạn trẻ cũng nên dành ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và tăng khả năng nhận thức tốt.

Điều trị chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ

Ngủ đủ giấc giúp duy trì sức khỏe, tăng cường khả năng nhận thức

 Nên thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng việc đọc sách, học ngoại ngữ, chơi các trò chơi kích thích trí nhớ, tăng cường giao tiếp xã hội, sắp xếp lịch học, làm việc có khoa học, hợp lý, hạn chế phụ thuộc vào smartphone… Tập thể dục hàng ngày cũng là một cách để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường oxy và dinh dưỡng cho não.

    Ngoài ra, bổ sung Omega-3 cũng là một cách hỗ trợ cho sự phát triển và duy trì chức năng của não bộ của người trẻ được các chuyên gia khuyên dùng. Omega-3 còn giúp ngăn ngừa và cải thiện hệ tim mạch.

http://www.thuocucchau.com/san-pham/bo-sung-vitamin-khoang-chat/memolife-n.html

 

Bài viết liên quan