Sau nhiều năm hoạt động, hệ thống xương khớp của chúng ta bị thoái hóa, xương trở nên giòn hơn do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương bị mỏng do thiếu canxi... Vì thế, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây chấn thương ở xương. Hãy bổ sung các loại thực phẩm cung cấp canxi giúp giảm rủi ro và ngăn chặn lão hóa xương từ bên trong.

1. Một vài tình huống gãy xương ở người cao tuổi:

- Nhà vệ sinh trơn dễ xảy ra trường hợp trượt sàn nhà. Chân người già không đủ sức chống đỡ nên rất dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.

- Đi vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.

GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

- Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng dậy, xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.

- Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống.

2. Vài điểm gãy xương thường xảy ra:

- Chi trên: ngã chống bàn tay xảy ra gãy đầu dưới xương quay, ngã đập vai hay chống khuỷu phẫu thuật cổ cánh tay, ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay.

GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

- Chi dưới: ngã đập hông, đập mông gãy cổ xương đùi, ngã đập gối gãy xương bánh chè, đi vấp ngã, va quẹt bậc thang, chân bàn, chân ghế gãy ngón chân. Đặc biệt là gãy nền xương bàn do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út…nhiều trường hợp nghỉ do bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật sau nhiều ngày kết quả hình ảnh X-quang cho biết tình trạng gãy xương.

- Cột sống và khung chậu: khi ngã ngồi đập mông xuống đất gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa. Đôi khi ngã ngả lưng ra sau, trúng cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can... gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.

3. Những cơn đau gãy xương:

- Rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy, nhức xương về khuya.

- Dấu hiệu bầm máu thường không xuất hiện ngay mà nửa ngày sau mới phát hiện.

GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

- Gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất, những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia được điều trị ổn. Cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.

- Một số trường hợp gãy xương nhưng không di lệch nhiều, nên có thể cử động được phần chi bị đau. Nếu bệnh nhân tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch, bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương bị hư.

4. Phòng ngừa chấn thương ngay tại nhà:

Với người bệnh:

- Cần sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnh báo người khác, đồng thời giúp đi lại cẩn thận. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng và chậm để giúp cơ thể tránh những lực tác động mạnh và bất ngờ.

- Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có các thanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.

GÃY XƯƠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI

- Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồi dậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Trường hợp nằm trong mùng nên có gối tấn bảo vệ.

Với người thân:                                                   

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa: làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trợt...

- Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng X-quang và định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng ở người lớn tuổi.

Theo nguồn tin: Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh (Ykhoa)

Bài viết liên quan