08/04/2021

1/ ĐỘT QUỴ Ở HOA KỲ

Đột quỵ được đặc trưng như một bệnh lý thần kinh do tổn thương khu trú cấp tính của hệ thần kinh trung ương do nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Gần đây, Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ đã công bố một định nghĩa cập nhật cho hai loại đột quỵ này. Nhồi máu não được coi là chết tế bào do thiếu máu cục bộ, dựa trên bệnh lý, hình ảnh, bằng chứng lâm sàng và các bằng chứng khách quan khác. Xuất huyết trong não được gọi là tập trung lượng máu trong nhu mô não hoặc hệ thống não thất mà không phải do chấn thương.

ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MÁU NÃO: PHÒNG NGỪA VÀ YẾU TỐ RỦI RO

Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới, gây ra 4,4 triệu ca tử vong (9%) trong tổng số 50,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Tại Hoa Kỳ, 795 000 người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết mỗi năm. Năm 2009, đột quỵ chiếm 1 trong số 19 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ, do đó là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim và ung thư. Ngoài ra, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở người lớn Hoa Kỳ. Bản cập nhật năm 2013 về thống kê đột quỵ của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết rằng trung bình cứ 40 giây lại có một người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ và cứ khoảng 4 phút lại có một người chết.

Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, 10% nạn nhân đột quỵ phục hồi gần như hoàn toàn, 25% nạn nhân đột quỵ phục hồi với những khuyết tật nhẹ, 40% nạn nhân đột quỵ bị suy giảm mức độ trung bình đến nặng cần được chăm sóc đặc biệt, 10% nạn nhân đột quỵ cần được chăm sóc tại nhà hoặc cơ sở chăm sóc dài hạn khác và 15% tử vong ngay sau khi đột quỵ (www.stroke.org). Về lâu dài, 14% bệnh nhân bị đột quỵ hoặc TIA (đột quỵ nhẹ hay cơn đột quỵ thoáng qua) sẽ bị đột quỵ tiếp trong vòng một năm và 25% trong vòng 5 năm. Gần 3/4 số ca đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Nguy cơ bị đột quỵ tăng hơn gấp đôi mỗi thập kỷ sau tuổi 55. Với tuổi thọ cao hơn, phụ nữ ở Hoa Kỳ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nam giới, và càng già thì tỷ lệ đột quỵ càng cao.

2/ PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MÁU NÃO: PHÒNG NGỪA VÀ YẾU TỐ RỦI RO

Phòng ngừa đột quỵ có thể được chia thành phòng ngừa nguyên phát và thứ phát. Phòng ngừa nguyên phát là việc ngăn ngừa đột quỵ do nhồi máu não hay xuất huyết não đầu tiên, trong khi phòng ngừa thứ phát bao gồm việc ngăn ngừa đột quỵ ở những người sống sót sau đột quỵ hoặc sau cơn đột quỵ thoáng qua (TIA). Phòng ngừa đột quỵ nguyên phát và thứ phát đều bao gồm giảm yếu tố nguy cơ tim mạch và điều trị các tình trạng cụ thể gây ra đột quỵ, chẳng hạn như thông liên nhĩ và hẹp động mạch cảnh.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ là giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Mọi người có thể đạt được điều này bằng cách thay đổi lối sống như:

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Duy trì cân nặng vừa phải.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Không hút thuốc lá.

- Tránh rượu, hoặc chỉ uống vừa phải.

ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MÁU NÃO: PHÒNG NGỪA VÀ YẾU TỐ RỦI RO
 

Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng là bao gồm

 

ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MÁU NÃO: PHÒNG NGỪA VÀ YẾU TỐ RỦI RO

- Trái cây.

- Rau.

- Các loại ngũ cốc.

- Quả hạch.

- Các loại hạt. 

Hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, cũng như cholesterol và chất béo bão hòa. Ngoài ra, ăn muối vừa phải để hỗ trợ mức huyết áp khỏe mạnh.

3/ CÁC YẾU TỐ RỦI RO

ĐỘT QUỴ HAY TAI BIẾN MÁU NÃO: PHÒNG NGỪA VÀ YẾU TỐ RỦI RO

Ở đây chúng ta thảo luận về việc quản lý các yếu tố rủi ro. Bốn yếu tố nguy cơ chính có thể gây ra đột quỵ là tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc và tăng cholesterol máu. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như: tuổi tác, giới tính, dân tộc và khuynh hướng di truyền. Mặc dù là yếu tố nguy cơ nào, nhưng việc xác định những người có nguy cơ cao bị đột quỵ có thể có lợi để có các can thiệp cụ thể và điều trị nghiêm ngặt các yếu tố nguy cơ liên quan ngăn ngừa đột quỵ có thể xảy ra.

Tăng huyết áp, được gọi là huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90 mmHg (140/ 90),yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có thể xảy ra đối với đột quỵ. Khoảng 60% trường hợp đột quỵ (thiếu máu cục bộ và xuất huyết) là do tăng huyết áp. Ngay cả khi bắt đầu dưới ngưỡng tăng huyết áp (huyết áp tâm thu 110 – 115 mmHg), tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ tăng dần với các trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng dần. Bên cạnh đột quỵ biểu hiện lâm sàng, tăng huyết áp cũng có liên quan chặt chẽ với đột quỵ cận lâm sàng (thầm lặng) - một yếu tố nguy cơ quan trọng làm tái phát đột quỵ và phát triển chứng sa sút trí tuệ mạch máu. Điều trị tăng huyết áp có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

Theo các phân tích tổng hợp của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với kết quả đột quỵ, việc hạ huyết áp có liên quan đến việc giảm hơn 30% đến 40% nguy cơ. Theo hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) để phòng ngừa đột quỵ, họ khuyến nghị “Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị thích hợp, bao gồm cả liệu pháp điều chỉnh lối sống và dùng thuốc”. Do đó ASA khuyến nghị mục tiêu là < 140/ 90mmHg máu tâm thu/tâm trương ở dân số chung và < 130/80mmHg ở bệnh nhân tiểu đường hoặc bệnh thận. 

Các biện pháp thay đổi lối sống liên quan đến việc giảm huyết áp bao gồm giảm cân, hạn chế muối, chế độ ăn nhiều trái cây, rau,các sản phẩm từ sữa ít béo, hoạt động thể chất thường xuyên và hạn chế đồ uống chứa cồn.

Austrapharm VN

Nguồn tham khảo: Stroke: Pathophysiology and Therapy

 https://www.researchgate.net/publication/273273704_ 

Xem thêm tại:

https://suckhoetunhien.com/moi-thu-ban-can-biet-ve-dot-quy-454-25.html

https://suckhoetunhien.com/tai-sao-nao-bo-cua-ban-can-duoc-nghi-phep-192-25.html

 

 

 
 

Bài viết liên quan