SỰ LIÊN KẾT GIỮA THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE CỦA BẠN
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí và nhiễm độc thực phẩm là vấn đề đang được quan tâm của toàn xã hội vì nó đe dọa rất lớn đến tình trạng sức khỏe của con người. Các nhà y học thế giới cho rằng 80% các loại bệnh tật của con người đều liên quan đến ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến thực phẩm
Nhiễm độc thực phẩm tràn lan
Các chỉ số về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt cỏ), chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản trong rau, quả hiện nay gây độc cho cơ thể ngày càng tăng.
Các sản phẩm xuất xứ không rõ nguồn gốc như nho, mận, lựu, lê, táo, gừng… bảo quản trong tủ lạnh thời gian dài vẫn tươi mới. Chúng được bảo quản bằng các chất carbendazim, tebuconazole, endosulfan, aldicarb với lượng sử dụng vượt ngưỡng cho phép tới 1.5 - 5 lần dẫn đến tình trạng tươi mới kéo dài. Đây là những chất diệt nấm hoặc thuốc trừ sâu sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, tổn thương hệ hô hấp, hệ thần kinh, gây đau đầu... thậm chí tử vong.
Các loại trái cây như chuối, chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài… bị ảnh hưởng hóa chất tổng hợp sinh ra khí Calcium carbide giúp làm chín nhanh và đẹp sau vài giờ được ngâm thuốc. Loại hóa chất này khi tiếp xúc với da sẽ gây khó chịu, mẫn ngứa, còn khi ngấm vào cơ thể với lượng lớn sẽ gây hôn mê, dẫn tới tử vong.
Tồn dư thuốc thú y có trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép trong chế biến thức ăn sẵn. Ô mai Trung Quốc chứa chất tạo ngọt natri cyclamate gây ung thư, chất tẩy trắng và chất bảo quản sulfur dioxide kết hợp với B1 lâu ngày gây thoái hóa não, gan, phổi…
Mật ong nhiễm hóa chất carbendazim (10-100 ppb) do mật ong được thu hoạch từ điều, cà phê và cao su – những loại cây trồng thường được phun carbendazim để trừ nấm. Trong khi quy định của Mỹ về lượng dư tối đa trong mật ong là 10 ppb.
Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil (Acepromazine và Atropin) để thịt không hôi, nhìn tươi đỏ. Khi sử dụng thuốc này thì thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ là 5-7 ngày, do đó nếu mua phải thịt heo có tiêm thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, và thường xuyên loại thịt này có thể gây ra một số triệu chứng như giãn nở các mạch máu đưa đến hạ huyết áp, hô hấp chậm, những triệu chứng này khá nghiêm trọng nhất là đối với những người già và trẻ em.
Thịt heo được tiêm chất ractopamine, clenbuterol và salbutamol để có heo siêu nạc liều nếu dùng cao hơn gấp 5-10 lần so với liều dùng trong điều trị. Những chất kích nạc này được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, vì vậy tồn dư trong thịt bao nhiêu thì người sử dụng thịt sẽ hấp thụ bấy nhiêu, gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tim mạch, bệnh về sinh dục ở nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai.
Nhiễm trifluralin là chất dùng để diệt sâu rầy, côn trùng, vệ sinh ao hồ trước khi nuôi cá hoặc dùng để trị nấm, ký sinh trùng trên cá có thể gây bệnh ung thư trên người…và nguy cơ nhiễm độc nằm trong cá diêu hồng là rất cao.
Mì sợi, bánh đúc, nem, chả lụa chứa hàn the nhằm kéo dài thời gian bảo quản, gây ngộ độc cấp (nếu dùng trên 5g) có thể dẫn đến tử vong và ngộ độc mãn tính ảnh hưởng trên gan, thận gây biếng ăn và suy nhược cơ thể.
Foocmon dùng trong trường hợp kéo dài thời gian bảo quản, tiếp xúc thời gian dài gây hại cho da, hệ hô hấp, bệnh bạch cầu, ung thư đường hô hấp. Tinopal là chất tẩy rửa công nghiệp cực mạnh, dùng làm trắng, gây hư hại đường tiêu hóa, dạ dày, hệ thống niêm mạc ruột dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Đặc biệt có thể làm tổn thương hệ nhung mao gây khó khăn cho việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, chất dinh dưỡng…Những chất kể trên sẽ có trong bún, phở nhiễm foocmon, tinopal mà chúng ta có thể ăn vào mỗi ngày.
Cá biển bị nhúng vào nước đá có pha đạm urê trước khi đem bán, dư lượng urê sẽ biến thành nitrit, nitrat. Lạp xưởng, xúc xích, dưa muối xổi, cà muối xổi nhiễm nitrit, nitrat từ chất bảo quản, phân bón. Nitrat khi vi khuẩn trong ruột chuyển hóa thành nitrit. Nitrit tác dụng với hemoglobin tạo methemoglobin làm giảm sự chuyển oxy tới tế bào dẫn đến suy hô hấp gây tử vong. Axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…nhằm tạo thành hợp chất nitrosamin là một chất có khả năng gây ung thư cao.
Tác hại của ô nhiễm lên sức khỏe con người
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật, giúp chúng ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ.
Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, tạo ra các gốc tự do gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người như viêm gan, xơ gan, tim mạch, ung thư, vô sinh,…
Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí bởi khí thải công nghiệp, các chất hữu cơ tổng hợp (bay hơi xăng, sơn), khói xe, khói thuốc lá, bụi, nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ …cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp như: hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi,…, về tim mạch như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành tim,…
Một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh ở con người là do các gốc tự do trong cơ thể. Ô nhiễm không khí (tia tử ngoại, hóa chất, chất hữu cơ tổng hợp….), ô nhiễm thực phẩm (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất phụ gia trong thực phẩm,…), stress, rượu bia, thuốc lá...là những tác nhân chính tạo ra gốc tự do này.
Do đó, một trong những giải pháp giúp ta sống lâu, sống khỏe trong môi trường ô nhiễm như hiện nay là làm thế nào để giảm bớt và loại bỏ các gốc tự do để có một cơ thể khỏe mạnh.
Bài viết liên quan