03/07/2021

Diphenhydramine và fexofenadine hydrochloride đều là những chất kháng histamin. Vậy điểm giống và khác nhau giữa 2 hoạt chất như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

HISTAMIN LÀ GÌ?

Histamin là chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Đích tác động của histamin trong cơ thể bao gồm thụ thể histamin H1 (có ở nhiều loại tế bào khác nhau như ở cơ trơn hô hấp, mạch máu, các bạch cầu,...) và thụ thể H2 (có ở tế bào thành dạ dày). 

Khi các tác nhân dị ứng xâm nhập cơ thể, histamin được phóng thích tác động lên thụ thể H1 gây ra phản ứng dị ứng (phù nề, viêm, ngứa, phát ban, co thắt khí quản,...). Còn khi tác động lên thụ thể H2, histamin gây tăng tiết acid dịch vị, nếu quá mức có thể gây viêm loét dạ dày.

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

 

CÁC THUỐC KHÁNG HISTAMIN 

Các thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Tùy vào sự đối kháng diễn ra trên thụ thể H1 hoặc H2 mà ta chia thuốc kháng histamin làm 2 loại: một là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng và hai là thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày. Trong điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin H1 thường là lựa chọn đầu tay và an toàn, trong khi thuốc kháng histamin H2 dùng để giảm tiết acid, điều trị viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng histamin H1

Hiện có nhiều loại thuốc kháng histamin H1 có nhiều loại trên thị trường bao gồm 2 nhóm chủ yếu là thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2.

Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1: gồm các thuốc như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzine,... Các thuốc thế hệ 1 qua được hàng rào máu não nên có tác dụng phụ gây buồn ngủ nên được sử dụng để chống buồn nôn, say xe, giúp ngủ ngon.

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

 

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm những thuốc như loratadin, cetirizin, fexofenadin,... Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 ít tác dụng phụ gây buồn ngủ nên được sử dụng rộng rãi hơn trong điều trị.

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

 

Thuốc kháng histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 điển hình như cimetidin, famotidin, ranitidin,... được dùng trong điều trị loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

 

GIỐNG NHAU GIỮA DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE 

Diphenylhydramin và fexofenadine được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng của viêm mũi dị ứng theo mùa (hắt hơi, sổ mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt) và phát ban. 

KHÁC NHAU GIỮA DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE 

Một điểm khác biệt chính giữa Diphenhydramine và fexofenadine có xu hướng ít gây buồn ngủ và an thần hơn Diphenhydramine.


Diphenhydramin là thuốc kháng H1 thế hệ 1, được chỉ định chủ yếu để điều trị dị ứng. Cũng như các thuốc thế hệ 1 khác, diphenhydramine còn được chỉ định trong buồn nôn, say tàu xe, chứng mất ngủ, các triệu chứng cảm lạnh thông thường, các trường hợp nhẹ của bệnh Parkinson. Hiện nay nó được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Năm 2016, diphenhydramine được kê đơn nhiều thứ 210 tại Mỹ với hơn  2 triệu đơn.

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

Diphenhydramin được dùng phổ biến trên toàn thế giới 

 

Fexofenadine là thuốc kháng histamin thế hệ 2, có tác dụng đối kháng đặc hiệu và chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi. Thuốc là một chất chuyển hoá có hoạt tính của terfenadin nhưng không còn độc tính đối với tim do không ức chế kênh kali liên quan đến sự tái cực tế bào cơ tim. Tuy nhiên trên thực tế kể từ khi fexofenadine có mặt trên thị trường; một số người sử dụng cảm thấy các tác dụng phụ sau với tần suất không xác định được:

•    Khó ngủ (mất ngủ).

•    Rối loạn giấc ngủ như ác mộng.

•    Căng thẳng.

•    Thay đổi về nhịp tim (đánh trống ngực).

•    Tăng nhịp tim (nhịp tim nhanh).

 

SO SÁNH DIPHENYLHYDRAMIN VÀ FEXOFENADINE

 

•   Tiêu chảy.

•    Phản ứng da như phát ban và ngứa.

•    Phản ứng dị ứng với thuốc, có thể gây sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở, tức ngực hoặc đỏ bừng.

Lưu ý: bất kỳ loại thuốc nào, lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng với những hậu quả lâu dài hoặc thậm chí đe dọa tính mạng. Tất cả các loại thuốc nên luôn luôn được để xa tầm tay của trẻ em. 

Austrapharm VN

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://www.rxlist.com/benadryl_vs_allegra/drugs-condition.htm

  2. https://www.netdoctor.co.uk/medicines/allergy-asthma/a27972/fexofenadine-side-effects/

Bài viết liên quan