Đừng stress vì bạn sẽ già đi nhanh chóng
OK, một câu hỏi cuối cùng: Gần đây bạn hay cáu gắt hơn bình thường? Nếu câu trả lời là YES thì có thể bạn rơi vào vòng xoáy của stress rồi đấy.
Chúng ta đều nghe rằng sự lo lắng và căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của các bệnh đe dọa tính mạng như bệnh huyết áp và tiểu đường, nhưng bây giờ là thời gian để tìm hiểu về những gì xảy ra với những gì chúng ta có thể nhìn thấy ở bên ngoài.
Để có được câu trả lời, hãy cùng nghe Tiến sĩ Howard Murad, bác sĩ da liễu – chuyên gia chăm sóc da nổi tiếng và Philip Kingsley, nhà nghiên cứu về tóc chia sẻ về kinh nghiệm của họ.
Nổi mun trứng cá
Tiến sĩ Murad chỉ ra rằng chúng ta phải đấu tranh với hai loại căng thẳng khác nhau và cả hai đều có hại cho làn da của chúng ta.
Thứ nhất, ông gọi là "căng thẳng văn hoá", đây là những căng thẳng phổ biến trong cuộc sống, chẳng hạn như trong công việc và các mối quan hệ. Thứ hai là “căng thẳng thực sự”, là những sự lo lắng về bệnh tật và cái chết.
Đừng nhờ vả ai cả, vì chỉ có chính bản thân bạn mới có thể tự cứu bạn ra khỏi những áp lực này. Hãy tự lắng nghe câu chuyện của mình để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.
Khi stress kéo dài, hệ thần kinh bị tác động gây rối loạn nội tiết tố, tăng tiết mồ hôi, làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da dễ bị nổi mụn hơn và làm nặng hơn tình trạng mụn đang có sẵn.
Biểu hiện mụn do stress đầu tiên thường gặp dưới dạng sẩn đỏ, mụn li ti trên bề mặt da, sờ vào bề mặt da có thể cảm nhận nốt sần dưới da, đôi khi có biểu hiện mụn nước trên da, có thể ngứa hoặc không ngứa tùy cơ địa mỗi người, thường tập trung vùng trán, hai góc hàm.
Cần điều trị song song cả stress và mụn, không chờ hết stress mới bắt đầu điều trị mụn. Bởi stress không phải điều trị một sớm một chiều sẽ hết ngay. Mụn ảnh hưởng lên tâm lý rất nhiều, nếu để mụn lâu ngày sẽ khiến người bệnh bị stress nhiều hơn.
Căng thẳng dẫn đến nếp nhăn?
Bạn chống nắng và dưỡng da đầy đủ nên nghĩ rằng da sẽ chẳng có mấy nếp nhăn? Nhưng bạn đã lầm rồi, vì nếp nhăn phát sinh từ nhiều nguyên nhân, và một trong những nhân tố khiến bạn ngày càng gìa đi, đó chính là căng thẳng.
Một nghiên cứu năm 2001 tại Đại học California, San Francisco đã tiết lộ rằng khi các tế bào bị phơi nhiễm căng thẳng mãn tính, chúng sẽ lão hóa nhanh hơn rất nhiều. Và, tất nhiên lão hóa tế bào là những gì làm cho da mất đi sự đàn hồi và dẫn đến nếp nhăn sớm.
"Khi bạn bị căng thẳng, não của bạn giải phóng các peptide thần kinh - chúng là các gốc tự do có thể làm hỏng màng tế bào của bạn", Tiến sĩ Murad cho biết. Các thành phần cơ bản này chủ yếu là các mảng bám trên da của chúng ta - một khi chúng được giải phóng, chúng sẽ phá huỷ màng tế bào gây nên tình trạng mất nước dẫn đến làn da khô nhăn, thậm chí vùng da quanh mắt cũng dễ bị thâm quầng vì lão hóa.
Vì vậy, hãy tăng cường giữ nước cho làn da và chiến đấu với stress bằng cách “quản lý” căng thẳng. Hãy tập thể dục (như pilates và yoga rất hữu hiệu trong việc điều trị stress), ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Căng thẳng gây rụng tóc?
“Căng như dây đàn”, đó là những gì mà bạn cảm nhận được khi căng thẳng và khi đó tóc của bạn cũng như tâm trạng của bạn, dễ dàng bị bật ra khỏi gốc.
Kingsley nói: "Căng thẳng có thể dẫn đến rụng tóc nhưng ít ai để ý đến vấn đề này cho đến khi tình hình trở nên tồi tệ. Trên thực tế, "telogen effluvium" là một vấn đề rụng tóc phổ biến có thể xảy ra đến ba tháng sau một sự kiện căng thẳng.
Tuy tóc không thể rụng trọc đầu chỉ vì bạn đang căng thẳng nhưng đó là là một vòng lẩn quẩn, khó kiểm soát. Vì vậy, việc cần làm là lúc này là bổ sung vitamin B và ngủ nhiều hơn. Đó là cách giúp giảm lượng tóc rụng do stress.
Bài viết liên quan