• Không dùng chung Vitamin C (acid ascorbic), nước hoa quả hay đồ uống có vị chua với các loại thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh nhóm betalactam như ampicillin, amoxycillin…, vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng của kháng sinh. Môi trường acid mà Vitamin C và các đồ uống này tạo nên sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa tác dụng của chất kháng sinh.
  • Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh dạ dày thì không nên dùng vì sẽ làm tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích ở ổ viêm loét. Tuy nhiên, Vitamin C là một “sinh tố” cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. Người bị đau dạ dày vẫn cần phải bổ sung đủ Vitamin C (trong hạn mức cho phép) vì nó không những không gây hại dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm H.pylori, nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày.
  • Không nên bổ sung Vitamin C vào chiều tối. Việc làm này sẽ gây kích thích và làm mất ngủ.
  • Vitamin C khi dùng thường xuyên, đặc biệt ở liều cao (quá 1g/ngày) sẽ gây kích thích dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, loét đường tiêu hoá, sỏi thận.
  • Những viên Vitamin C đã quá hạn dùng cần hủy bỏ và nhất định không được tiếp tục sử dụng. Khi để lâu, Vitamin C sẽ dễ bị phân hủy và tạo thành acid oxalic, là chất dễ gây sỏi đường tiết niệu. 

 

Bạn đã biết cách sử dụng vitamin C

 

Liều lượng cần dùng để phát huy được tác dụng

    Theo Linus Pauling Institute: Khẩu phần dinh dưỡng được khuyến khích (RDA), nhu cầu Vitamin C là 90mg/ngày cho nam và 75 mg/ngày cho nữ. Nhu cầu này tăng lên với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con bú, giai đoạn cần tăng trưởng nhanh (thiếu niên tuổi dậy thì), người già, người làm việc ở môi trường nhiệt độ cao…Mức bổ sung tối đa là 2.000 mg/ngày.

    Bạn cũng cần biết rằng, dùng Vitamin C thiên nhiên tốt hơn tổng hợp. Một nghiên cứu của Canada cho thấy, việc uống 100 g nước cam (có chứa khoảng 40 mg vitamin C thiên nhiên) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày. Trong khi đó, 1000 mg vitamin C tổng hợp mỗi ngày không đem lại hiệu quả này.

Bài viết liên quan